Boxing ngày nay càng lúc càng được ưa chuộng tại nước ta bởi cả phái nam và phái nữ. Là bộ môn mang tính chất mạnh mẽ, giúp chúng ta nâng cao khả năng tự vệ nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian và kinh phí để đến các trung tâm thể dục thể hình tập luyện bài bản. Vì vậy, ngay dưới đây, Nam Việt Sport sẽ cung cấp cho bạn các bài tập boxing tại nhà.
I. Các bài tập boxing đơn giản tại nhà
Các bài tập này phù hợp với những người mới làm quen với boxing, những người muốn tập luyện boxing nhưng không có thời gian đến phòng tập hoặc những người thiếu dụng cụ chuyên dụng đều có thể dễ dàng tập luyện hàng ngày tại nhà.
1. Bài tập đấm gió cải thiện tốc độ tay
Việc tập luyện đấm gió tuy sẽ bị giảm công dụng do không có các dụng cụ như trụ đấm bốc, bao cát nhưng nếu bạn kiên trì thì bài tập này vẫn rất hiệu quả. Việc liên tục đấm gió sẽ giúp cải thiện được tốc độ đấm nhanh hơn. Từ đó, lực đấm cũng mạnh hơn và hỗ trợ nhiều khi có cơ hội đối kháng với đối thủ.
2. Bài tập các đòn đánh đơn
Ba kỹ thuật cơ bản của boxing là đấm thẳng (Jab), đấm vòng (Hook) và đấm móc dưới (UpperCut). Khi tập luyện ở nhà, bạn hãy chọn 1 kỹ thuật ra đòn bất kỳ để luyện tập liên tục trong vòng 3 phút. Khi luyện tập không nên dùng tốc độ đấm quá nhanh mà hãy tập trung kỹ thuật thực hiện để đạt hiệu quả phát huy tối đa sức mạnh, sự nguy hiểm của đòn đấm.
3. Bài tập di chuyển liên tục linh hoạt
Trong các bài tập boxing cơ bản việc học cách di chuyển liên tục linh hoạt là không thể thiếu. Di chuyển linh hoạt trong lúc thi đấu là điểm mấu chốt giúp chúng ta ra đòn đánh bất ngờ khiến đối thủ không kịp đề phòng, nâng cao khả năng chiến thắng.
Tuy nhiên, bạn cần học cách di chuyển tuy nhanh nhưng vẫn luôn giữ vững được trọng tâm. Học cách di chuyển một cách thông minh, liên tục và đoán bước đi linh hoạt trong từng ra đòn đánh, sau đó lùi về vào thế phòng thủ là đạt về kỹ thuật của bộ môn này.
Xem thêm:
- Các bài luyện tập boxing giảm cân nhanh chóng, hiệu quả
- Kickboxing là gì? Vì sao nên luyện tập bộ môn kickboxing
4. Bài tập đấm gió trước gương
Bài tập đấm gió trước gương giúp bạn dễ tưởng tượng, hình dung đối thủ đang đứng ở phía đối diện. Từ đó, bài tập cho cảm giác phải tập trung như đang thi đối kháng. Ngoài ra, tập trước gương cũng giúp người tập nhìn thấy rõ những động tác sai hay chưa dứt khoát, rớt tay, hở đòn của bản thân để cải thiện trong những lần tập tiếp theo.
5. Bài tập đấm chậm nhưng chú trọng kỹ thuật
Luyện các bài tập boxing cơ bản cần chú trọng nhất vào kỹ thuật. Vì thế, khi tập luyện tại nhà bạn cần thực hiện các đòn đấm với tốc độ chậm, ưu tiên đúng kỹ thuật và thật kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất. Những người mới tập thường chạy theo những động tác khó mà quên đi những động tác cơ bản, dẫn đến việc luyện tập bị kém hiệu quả.
II. Các bài tập phòng thủ khi tập boxing
1. Tập kỹ thuật đỡ khi tập boxing
Ngoài các đòn tấn công thì các kỹ thuật phòng thủ cũng vô cùng quan trọng, trong đó có kỹ thuật đỡ. Đây là bài tập phòng thủ đơn giản nhưng vững chắc, có thể giúp bạn tập được cách duy trì khoảng cách để phản xông sau khi đã đỡ các cú đấm ở cự ly khác nhau.
– Kỹ thuật đỡ bằng bàn tay phải: Khi tập luyện bài tập này, điều quan trọng là phải đánh giá được cự ly khi bị tấn công. Nếu cú đấm quá gần sẽ không đỡ được và cú đấm xa quá sẽ không thể cản các đòn tấn công sau. Kỹ thuật này khá đơn giản, bạn đưa tay phải từ vị trí chuẩn bị lên ngược chiều với cú đấm cách 10 – 15 cm, bàn tay mở để cản đòn và dùng chân phải đẩy trọng tâm lên chân trái.
– Kỹ thuật đỡ bằng bàn tay trái: Đây là kỹ thuật dùng cẳng tay phải để đỡ đòn móc trái vào đầu đối thủ. Khi áp dụng, quay trọng tâm cơ thể sang trái, xoay thân về trái để tạo điều kiện cho phản công tay trái. Lúc này lòng tay phải mở rộng giơ cao che thái dương phải 10 -15 cm, đầu cúi, tì cằm vào sát xương đòn trái.
– Kỹ thuật đỡ bằng vai: Dùng vai bên nào để đỡ đòn sẽ dồn trọng tâm sang bên ngược lại để tổ chức phản công. Chú ý khi thực hiện kỹ thuật này không được quay người, tránh nhắm mắt khi tập luyện và thực hiện.
– Kỹ thuật đỡ bằng khuỷu tay: Dùng khuỷu tay bên nào thì gập khuỷu tay bên đó gập lại và đặt gần cơ thể, chuyển trọng tâm sang bên ngược lại và có thể phản công bằng tay kia. Kỹ thuật đỡ này thường được thực hiện khi đối phương sử dụng các cú đấm thẳng, móc và xốc vào thân.
2. Tập kỹ thuật gạt khi tập boxing
Với kỹ thuật này, chúng ta sẽ dùng cẳng tay đẩy làm lệch hướng ra đòn của đối thủ và lập tức phản đòn. Khi áp dụng gạt bằng tay bên nào, bạn dùng cẳng tay từ bên đó đẩy mạnh sang bên ngược lại vào tay đấm của đối phương. Sau đó, lập tức tranh thủ thời gian và dùng tốc độ nhanh để phản công.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn các bài tập và các kỹ thuật cơ bản để có thể tập boxing tại nhà. Với những thông tin này, Nam Việt Sport hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích để có thể tự tập boxing tại nhà đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Nếu muốn tìm hiểu các thông tin thú vị khác cũng như các sản phẩm bao cát đấm bốc, đừng quên ghé website của Nam Việt Sport nhé.
- Body pump là gì? Lưu ý gì khi tập luyện Body pump đúng cách?
- Các bài tập với trụ đấm bốc cho người mới| Lưu ý khi tập
- Nên Mua Bàn Bóng Bàn Loại Nào Tốt? Tiêu Chí Chọn Bàn Bóng Bàn Không Phải Ai Cũng Biết
- Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới bắt đầu chơi
- Các bài tập ngực bằng tạ tay cho nam đơn giản, hiệu quả tại nhà