Nhảy dây là một bài tập rất phổ biến trong thể thao với nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là nâng cao thể lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhảy dây vừa đỡ mệt mỏi, nhàm chán vừa tăng cường thể lực, sự nhanh nhẹn cho cơ thể. Chính vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Nam Việt Sport tìm hiểu cách nhảy dây tăng thể lực giúp cơ thể mạnh khỏe nhé!
Nhảy dây giúp nâng cao thể lực, cải thiện sự dẻo dai cho người tập
Mục lục
I. Những lợi ích của việc nhảy dây
Nhảy dây là bài tập gây tác động lớn đến các cơ bắp ở vùng đùi, cẳng, cảng chân, mông cũng như cơ vai gáy, cơ ngực. Theo những phân tích, đánh giá từ Hiệp hội thể thao, các vận động viên nên thường xuyên luyện tập nhảy dây để tăng cường thể lực. Trẻ em cũng là đối tượng được khuyến khích chơi môn thể thao này để phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao.
Mặc dù nhảy dây là bài tập vô cùng đơn giản, dễ thực hiện nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan trong cơ thể. Việc kiên trì tập luyện sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ, sự nhanh nhẹn, khả năng giữ thăng bằng cũng như các vấn đề về trí nhớ.
Ngoài các tác động tích cực đến đến sức mạnh cơ bắp nói trên, việc nhảy dây thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh chóng. Bởi theo tính toán, cứ mỗi phút nhảy dây thì cơ thể sẽ đốt cháy 12 đến 15 calo. Do đó, đây là một hoạt động thiêu đốt năng lượng vô cùng tốt và rất phù hợp cho đối tượng thừa cân, béo phì.
II. Liệu nhảy dây có tăng thể lực khi kết hợp cùng các bài tập khác không?
Việc phân chia rành ròi các môn thể thao là một điều không hợp lý bởi tất cả chúng đều giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền cho cơ thể. Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất khi luyện tập, bạn nên kết hợp các bài tập lại với nhau nhằm tạo thành một chu trình luyện tập hoàn chỉnh.
Việc kết hợp nhảy dây với các bài tập khác sẽ tạo một chu trình tập luyện hoàn chỉnh
Nhảy dây là một bài khởi động tốt để thư giãn các cơ trước khi luyện tập thể hình. Nó tăng sức bền, khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh tình trạng mệt mỏi quá sức khi tập các bài tập cường độ cao.
Khi thực hiện đều đặn các bài tập nhảy dây, bạn sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn thông qua việc điều hòa nhịp thở, tuần hoàn trong suốt quá trình vận động. Đây cũng là cơ sở nền tảng vững chắc nếu bạn muốn kết hợp với môn chạy. Bởi vì, sức bền và sự điều hòa cơ thể là yếu tố quan trọng giúp bài tập chạy đạt hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện luyện tập chéo cũng như kết hợp nhịp nhàng các bài tập có cường độ từ cao đến thấp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi thư giãn, tránh tình trạng căng thẳng lên cơ và hệ thần kinh trung ương.
Cuối cùng, tuy là một bài tập đơn giản nhưng nhảy dây sẽ giúp người tập rèn luyện tư thế lưng thẳng và cải thiện sức khỏe cột sống, tránh gây mất cân bằng cơ thể và ảnh hưởng đến cột sống khi chạy về lâu dài.
Xem thêm:
- 7 cách tập cầu lông 1 mình tại nhà đơn giản, hiệu quả
- [Giải đáp] Nên mua quả cầu lông loại nào để chơi tốt?
III. Mách bạn cách nhảy dây tăng thể lực đơn giản, hiệu quả
Trong thực tế, nhảy dây không chỉ dừng lại ở việc xoay cổ tay, nhún bật chân lên mà nó còn có rất nhiều bài tập khác kết hợp với dây. Vì thế, nhảy dây có thể chia thành nhiều cấp độ và phù hợp với từng đối tượng người tập khác nhau.
Nhảy dây đúng kỹ thuật sẽ giúp người tập nhanh chóng tăng cường thể lực
1. Cách nhảy dây tăng thể lực cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu thể dục, cảm giác nóng lên trên cơ thể, nhịp tim đập nhanh là rất phổ biến. Vì thế, việc điều chỉnh cơ thể và tránh giẫm lên dây khi nhảy là điều vô cùng quan trọng.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhảy dây liên tục trong 3 phút và tăng dần tốc độ. Sau 3 phút, người tập sẽ nghỉ ngơi trong khoảng 30 giây để thả lỏng cơ thể. Trong thời gian này, bạn có thể tập các động tác giúp điều hòa nhịp thở. Thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 4 lần để cảm nhận và tìm ra phương pháp tập luyện phù hợp nhất với sức khỏe bản thân.
2. Cách nhảy dây tăng thể lực bằng một chân
Khi bạn đã quen với bài tập nhảy dây, bạn có thể tăng dần độ khó bài tập nhằm cải thiện thể lực cho mình. Ví dụ, thay vì nhảy bằng 2 chân như ban đầu thì bạn có thể co một chân lên và bật nhảy bằng chân còn lại. Điều này đòi hỏi bạn phải vận động cả cơ thể để giữ thăng bằng bởi trọng lượng của chân còn lại dồn lên gấp đôi so với khi nhảy bằng cả hai chân.
Việc nhảy dây bằng một chân sẽ làm tăng sức bền, các khối cơ cũng vận động nhiều hơn và mau săn chắc hơn. Bạn có thể linh hoạt thay đổi chân sau 3 phút luyện tập. Độ khó của bài tập cũng tăng dần trong suốt 30 giây thư giãn, nghỉ ngơi.
Bạn có thể tăng dần độ khó bằng các bài tập nhảy dây một chân
3. Bài tập nhảy dây nâng cao đối với người tập lâu
Nhảy dây nâng cao là bài tập kết hợp nhiều động tác cơ bản một cách thuần thục. Lúc này, bạn sẽ phải thực hiện chúng với sức chịu đựng lớn hơn và cường độ cao gấp nhiều lần. Nhờ đó, việc nhảy dây sẽ tăng cường thể lực và duy trì cho bạn một vóc dáng khỏe đẹp.
Nhảy dây không chỉ là bài tập đơn giản, dễ tập luyện mà nó còn không tốn quá nhiều thời gian, không gian. Bạn có thể tự tập tại nhà mà không cần đến phòng tập hay sử dụng quá nhiều dụng cụ. Do đó, đây được xem là một phương pháp tuyệt vời để tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe vào những ngày bận rộn.
Bài viết trên đây đã trình bày đầy đủ các cách nhảy dây tăng thể lực đơn giản, dễ thực hiện tại nhà cho bạn tham khảo. Để biết thêm nhiều bài tập thể dục, thể thao tăng cường sức khỏe khác, bạn hãy truy cập website của Nam Việt Sport tại thethaonamviet.vn hoặc liên hệ số hotline 0914 225 798 – 0934 966 860 để được tư vấn về các dụng cụ, sản phẩm dây nhảy thể dục.