Theo như thống kê, bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút thì sẽ có 1 ca tử vong do đột quỵ. Vậy đột quỵ là gì? Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ & bài tập phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản nào không? Những biện pháp giúp phòng chống đột quỵ ra sao? Hôm nay, Nam Việt Sport sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
I. Cơn thiếu máu não thoáng qua (cơn đột quỵ nhẹ)
Thiếu máu não thoáng qua (TIA) gần đây không còn quan niệm đơn thuần là một hiện tượng thoáng qua mà người bệnh không cần quan tâm đến. Triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua được xem như cơn đột quỵ nhẹ và là dấu hiệu báo trước đột quỵ.
Cơn TIA diễn ra chỉ trong thoáng qua, không để lại di chứng gì và hầu như sẽ biến mất trong 10 đến 20 phút, tối đa không quá 1 giờ. Thiếu máu não thoáng qua có thể chia thành 2 thể là xuất huyết não, nhồi máu não với hai triệu chứng chủ yếu là điển hình và không điển hình.
Một số dấu hiệu ban đầu của triệu chứng đột quỵ nhẹ bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, tê, yếu hoặc liệt một bên tay chân, méo miệng
- Xuất hiện thay đổi tri giác như lơ mơ, lừ đừ, thậm chí là hôn mê
- Dáng đi bị thay đổi, không đồng bộ và mất khả năng phối hợp vận động. Dấu hiệu chính xác nhất là không thể nâng cả hai cánh tay qua đầu cùng lúc
- Khó cầm chắc đồ vật và dễ làm rớt đồ cầm trên tay
- Giọng nói bị rối loạn, đớ lưỡi, khó nói, khó phát âm và thậm chí không thể nói được
- Chóng mặt, xây xẩm, choáng hoặc ngất xỉu
- Quên thoáng qua, rối loạn trí nhớ và đau đầu nhẹ, đau đầu dữ dội gây buồn nôn
- Thị lực giảm, nhìn không rõ
- Co giật
Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng xuất hiện các triệu chứng điển hình trên. Rất nhiều bệnh nhân vào đến bệnh viện, đang nói chuyện bình thường thì đột ngột đớ lưỡi hoặc gọi sai tên người thân.
Mặc dù tê tay là một trong những dấu hiệu nhưng người bệnh khó nhận ra cho tới khi bỗng rớt đồ đang cầm, không kiểm soát được sự vận động của tay.
II. Cách xử trí tình trạng đột quỵ nhẹ
Đối với trường hợp đột quỵ khi vào viện sẽ được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và quan trọng nhất là dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ sọ não (MRI).
Kết quả đó sẽ cho ra chẩn đoán chính xác nhất rằng người bệnh có đột quỵ não không hay đột quỵ dạng nhồi máu, xuất huyết. Đồng thời lúc đó sẽ được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm tim, xét nghiệm máu, đo điện tim,… để có những đánh giá về mức đồ, những bệnh lý đồng mắt và có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với trường hợp đột quỵ dạng nhồi máu (mạch máu não tắc nghẽn) thì sẽ được chỉ định thuốc làm tan máu đông hoặc can thiệp để lấy huyết khối.
Tuy nhiên, biện pháp này được cân nhắc kể từ khi cái dấu hiệu đột quỵ ban đầu xuất hiện đến khi đưa đến bệnh viện trong vòng 4,5 giờ. Nếu quá thời gian này thì khả năng đột quỵ có thể phục hồi gần như không có.
III. Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?
Bên cạnh việc cảnh giác với các dấu hiệu ban đầu báo trước đột quỵ, chúng ta cần áp dụng những biện pháp dưới đây nhằm phòng ngừa tối đa khả năng đột quỵ:
1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh từ đột quỵ, tim mạch, mỡ máu đến đái tháo đường đều từ chế độ ăn uống. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
- Ăn nhiều các loại đậu, rau củ quả, ngũ cốc.
- Ăn nhiều hải sản, thịt trắng, trứng nhằm bổ sung protein cho cơ thể (hạn chế ăn thịt đỏ)
- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, nước ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường.
- Uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành và uống nhiều nước trái cây.
2. Giữ ấm cơ thể
Có thể thấy việc nhiễm lạnh khiến cơ thể dễ tăng cao huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu dễ bị vỡ. Vì thế cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt với những người lớn tuổi vào thời điểm giao mùa.
3. Không hút thuốc lá
Theo những nghiên cứu cho thấy thuốc lá chính là một trong những nguy cơ tăng khả năng đột quỵ. Ngoài ra thuốc là còn gây hại cho sức khỏe của chính người hút và những người xung quanh.
Vì vậy, nếu bạn bỏ thuốc lá thì nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ giảm xuống một cách đáng kể.
4. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện ra những yếu tố gây đột quỵ sớm và chủ động can thiệp để phòng tránh hiệu quả. Với những mắc các bệnh như tim mạch, mỡ máu hay đái tháo đường cần phải khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh, không để chỉ số vượt quá mức gây nguy hiểm dẫn đến đột quỵ.
5. Tập thể dục mỗi ngày
Có thể thấy việc tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp tim mạch khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe. Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch dẫn đến đột quỵ.
IV. 5 bài tập phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản
1. Bài tập khởi động cho khớp vai
Thả lỏng và đặt nhẹ hai tay lên vai. Di chuyển bả vai của bạn từ sau ra trước 10-12 lần. Sau đó xoay xương bả theo hướng ngược lại, từ trước ra sau, 10-12 lần. Cuối cùng, nâng vai lên 10 lần. Lặp lại trình tự này 3-5 lần. Thực hiện bài tập này hai lần một ngày, sáng và tối giúp thư giãn cơ vai và giảm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu ở vai.
2. Bài tập cổ giúp chống đột quỵ
Thư giãn cổ và nhẹ nhàng di chuyển phần cổ cong qua lại. Sau đó gấp trái và phải. Khi kết thúc động tác, di chuyển cổ một vòng theo chiều kim đồng hồ và một vòng ngược chiều kim đồng hồ. Lặp lại trình tự này 3-5 lần. Thực hiện bài tập hai lần một ngày, sáng và tối giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng khả năng chịu áp lực của thành mạch máu và tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
3. Bài tập rút khớp ngón tay để chống đột quỵ
Tay trái thả lỏng, các ngón trỏ và ngón giữa phải nắm lấy gốc của ngón cái trái. Kéo mạnh các ngón tay của bạn ra. Tiếp tục làm với các ngón tay còn lại và sau đó đổi tay. Lặp lại chuỗi động tác từ 30 – 35 lần. Thực hiện bài tập hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối giúp giảm đau đầu và các triệu chứng mệt mỏi do rối loạn khí và huyết.
4. Bài tập đấm tay chống đột quỵ
Hai chân dang rộng, hai tay buông thõng gần thân, khép hờ. Sau đó, với hơi thở, đấm trực tiếp lên trên. Khi bạn hít vào, nâng tay lên và khi bạn hạ tay xuống, thở ra. Lặp lại động tác này từ 30 – 35 lần. Thực hiện bài tập hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối giúp tăng lưu lượng máu lên não và giúp não nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.
5. Đi bộ và chạy bộ là 2 bài tập phòng chống đột quỵ đơn giản và hiệu quả
Cách đơn giản nhất để làm điều này là đi bộ quanh nhà khoảng 30 phút mỗi sáng. Hoặc, nếu có thể, bạn có thể sử dụng máy chạy phòng gym khoảng 20 phút (bao gồm 5-10 phút khởi động đầu tiên và 5 phút hạ nhiệt sau khi kết thúc), 3-5 lần một tuần. Các bài tập trên máy chạy bộ Impulse có thể được cài đặt trước theo ý muốn. Bạn chỉ cần bật máy lên và thực hiện động tác dễ dàng.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về đột quỵ từ những cơn đau đầu thoáng qua đến những dấu hiệu, cách xử trí và một số biện pháp phòng tránh đột quỵ. Qua đó Nam Việt Sport hy vọng mọi người sẽ quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn để phòng tránh những rủi ro về bệnh tật trong tương lai.