Đá cầu một môn thể thao dân gian mang đậm nét đẹp văn hóa Việt Nam, từ lâu đã trở thành niềm yêu thích của nhiều người bởi sự đơn giản, dễ chơi và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số kỹ thuật chơi đá cầu từ cơ bản đến nâng cao mà HLV Gia Huy của Nam Việt Sport muốn chia sẻ đến bạn.
Những yếu tố cần để đá cầu giỏi
Đá cầu là một trong những môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để chơi đá cầu giỏi, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố quan trọng, bao gồm:
Năng khiếu bẩm sinh
Đá cầu đòi hỏi sự dẻo dai, linh hoạt của cơ thể, đặc biệt là đôi chân và cổ chân. Người có năng khiếu bẩm sinh thường sở hữu những yếu tố này, giúp họ dễ dàng tiếp thu kỹ thuật và thực hiện các động tác khó.
Ngoài ra, đôi mắt nhanh nhẹn sẽ giúp người chơi quan sát đường đi của quả cầu, phán đoán hướng di chuyển và đưa ra phản ứng chính xác. Khả năng phản xạ nhanh giúp người chơi xử lý tình huống kịp thời, đặc biệt trong những pha bóng gay cấn.
Tuy nhiên, năng khiếu bẩm sinh chỉ là yếu tố tiên quyết, bên cạnh đó còn có những yếu tố quan trọng khác quyết định đến trình độ đá cầu của mỗi người:
Luyện tập chăm chỉ
Nắm vững kỹ thuật cơ bản và nâng cao là nền tảng để chơi đá cầu giỏi. Luyện tập thường xuyên giúp người chơi thành thạo các động tác, di chuyển linh hoạt và thực hiện các pha bóng đẹp mắt.
Đá cầu đòi hỏi thể lực tốt để duy trì vận động trong thời gian dài. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức bền, sức mạnh và khả năng chịu đựng của cơ thể.
Thái độ thi đấu quyết tâm, không ngại khó khăn, luôn học hỏi và rèn luyện là yếu tố then chốt giúp người chơi tiến bộ và đạt được thành công.
Trang phục phù hợp
Chọn giày dép thể thao có độ bám tốt, giúp di chuyển linh hoạt và bảo vệ đôi chân. Trang phục co giãn, thấm hút mồ hôi tốt giúp người chơi vận động thoải mái, hạn chế chấn thương.
Hướng dẫn kỹ thuật đá cầu đúng chuẩn từ HLV chuyên nghiệp
Bên cạnh nắm rõ các yếu tố cần có để đá cầu giỏi, người chơi cần nắm rõ kỹ thuật đá cầu chuẩn, đúng tư thế. Sau đâu là những hướng dẫn của HLV Gia Huy về kỹ thuật đá cầu, cụ thể:
Cách cầm cầu, phát cầu
Tay cầm cầu nên được đặt ngang với cao độ của thắt lưng và cách cơ thể khoảng 0,3m. Để cầm cầu, bạn sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, bàn tay nằm ngửa và hơi uốn cong để sẵn sàng đỡ cầu. Còn tay còn lại nên được để tự nhiên.
Trong tư thế chuẩn bị, hai chân nên được đặt rộng bằng vai, mũi chân thuận cách gót chân trước một khoảng bàn chân, và tiếp xúc với mặt đất bằng nửa chân. Đầu gối cong và trọng lượng cơ thể được dồn về phía chân trước.
Người chơi ném cầu lên cao khoảng 0,5m. Khi cầu gần chạm đất, sử dụng chân để đẩy cầu lên, tạo ra một đường bay hướng về phía lưới của đối thủ.
Trong đá cầu, có 3 phong cách phát cầu qua lưới cơ bản như sau:
Phát cầu chân thấp chính diện
- Kỹ thuật này thường được sử dụng trong tập luyện và thi đấu để đưa cầu vào lưới hoặc gây áp lực cho đối phương.
- Chân phát cầu nên đặt phía sau, chân trước vuông góc với đường biên sân và cách khoảng 20cm so với đường biên ngang.
- Chân sau cần chống chắc xuống đất, hơi xoay ra ngoài để tạo thành góc 45 độ, với gót chân cách nhau khoảng 30cm – 40cm.
- Tay được để tự nhiên dọc theo thân người, với ánh mắt tập trung vào đối phương để chọn thời điểm phát cầu tối ưu.
Phát cầu chân thấp nghiêng người
- Giống như phát cầu chân thấp chính diện, nhưng ở đây mũi chân trước được thẳng hàng với đường cầu môn, và cách đường giới hạn khoảng 30 – 40 cm.
- Người chơi xoay người sang phải (nếu dùng chân thuận), và trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.
Phát cầu chân cao nghiêng người
Là một tư thế phức tạp, thường được sử dụng trong các trận đấu chuyên nghiệp. Trong tư thế này, chân trước được đặt vuông góc với đường biên sân một góc khoảng 35 – 45 độ. Mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40 – 50cm.
Cách tâng cầu
Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:
- Trong tư thế chuẩn bị, hai chân nên được đặt rộng bằng vai, mũi chân thuận cách gót chân trước một khoảng ½ bàn chân, và tiếp xúc với mặt đất bằng nửa bàn chân. Đầu gối hơi cong xuống, tay được thả lỏng tự nhiên, và trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước.
- Khi tung cầu lên khoảng 0.5m, đưa cầu cách ngực 0.2 – 0.4m và tập trung nhìn thẳng theo hướng cầu để đoán được điểm cầu sắp rơi. Di chuyển về vị trí cầu rơi, sau đó co chân và đá nhẹ nhàng để tạo độ nảy, giúp cầu bay lên trên.
Tâng cầu bằng mu bàn chân:
- Trong tư thế chuẩn bị, chân rộng bằng vai, phần mũi chân thuận đặt sau gót chân trước cách khoảng ½ bàn chân, và tiếp xúc với mặt đất bằng nửa bàn chân. Đầu gối hơi cong xuống, tay được thả lỏng dọc theo thân tự nhiên, và trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước.
- Khi tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu sắp rơi xuống, sử dụng mu bàn chân trước để tâng cầu lên cao khoảng 0.5m và tiếp tục quá trình này. Trong trường hợp cầu rơi xa vị trí bạn đứng, bạn có thể vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tiếp cầu và thực hiện kỹ thuật tâng cầu.
Cách tấn công ghi điểm
Kỹ thuật đánh đầu
Mục tiêu của cách tấn công này là làm cho đối phương khó khăn trong việc đoán được hướng cầu rơi, đặc biệt khi cầu được nêu gần lưới phía đối thủ.
Kỹ thuật bạt cầu
Đây là một kỹ năng khá khó, nhưng nếu thực hiện đúng, động tác sẽ rất ấn tượng và đem lại điểm số cao.
Kỹ thuật móc cầu
- Khi thực hiện kỹ thuật này, cầu rơi nhanh từ trên cao xuống, khiến đối thủ gần như không có cơ hội để đỡ bằng đầu, mà chỉ còn cách nhảy lên để chắn cầu.
- Để thực hiện động tác này một cách chuẩn xác, sự phối hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người nhảy móc cầu là rất quan trọng.
- Người nhảy cần có sức bật tốt, cổ chân linh hoạt và phản xạ nhanh nhạy để pha móc cầu một cách nhanh chóng và đầy hiểm nguy.
Cách chuyền cầu
Tư thế chuẩn bị bao gồm việc mở rộng chân ra sao cho bằng vai, và chân thuận được sử dụng để đá cầu từ dưới lên trên và tiếp xúc với nó. Sau khi hoàn thành động tác chuyền cầu, người chơi cần điều chỉnh tư thế để chuẩn bị cho các kỹ thuật tiếp theo.
Những lưu ý quan trọng để có thể đá cầu giỏi
Để đạt được kết quả tốt trong việc tăng chiều cao hoặc giảm cân thông qua việc đá cầu, bạn cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật, trang phục và một số điều lưu ý dưới đây:
Trang phục khi đá cầu
Tương tự như các môn thể thao khác, việc chọn lựa trang phục thích hợp là rất quan trọng trong quá trình tập luyện đá cầu. Với tính chất đòi hỏi phản xạ nhanh và độ nhẹ nhàng của đôi chân, tránh sử dụng quần ống rộng có thể gây trở ngại trong việc di chuyển và đỡ cầu.
Quần ngắn sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất, kèm theo việc chọn vải có khả năng thấm hút và co giãn tốt. Đôi giày nhẹ và êm ái là điều cần thiết khi tham gia các hoạt động như di chuyển, đỡ và chuyền cầu. Giày thể thao hoặc giày mỏ vịt là sự lựa chọn tốt nhất.
Khởi động kỹ trước khi đá cầu
Khởi động cơ thể là một phần quan trọng của quá trình tập luyện để tăng cường hiệu suất và ngăn ngừa chấn thương. Các động tác khởi động cơ bắp cơ bản như xoay cổ chân, cổ tay, đầu gối, cột sống và ép ngang dọc là những bước quan trọng cần thực hiện trước khi bắt đầu đá cầu.
Thời gian tập luyện đá cầu
Thời lượng tập luyện nên từ 30 đến 45 phút mỗi lần, 4 đến 5 ngày mỗi tuần. Việc thực hiện kỹ thuật đúng cách trong khi đá cầu là rất quan trọng để tránh chấn thương. Đảm bảo uống đủ nước để bù lượng nước mất đi trong quá trình vận động và sau đó, hãy dành thời gian để giãn cơ và nghỉ ngơi hợp lý. Kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết để tăng hiệu quả trong quá trình giảm cân.
Kỹ thuật đá cầu không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn là yếu tố quyết định trong mỗi trận đấu. Từ việc điều chỉnh tư thế chuẩn bị cho đến cách thực hiện các động tác chuyền, tâng, hay móc cầu, mọi thao tác đều đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của HLV Gia Huy tại Nam Việt Sport sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, từ đó áp dụng kỹ thuật đá cầu đúng cách.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua các thiết bị thể thao trường học hãy liên hệ ngay với Nam Việt Sport qua số hotline 0888.822.866 – 0934 966 860 để được chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm bài viết hữu ích về môn đá cầu: