Tai biến mạch máu não (đột quỵ hay nhồi máu não) xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não bị ngưng đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc khiến cho tế bào não bị tổn thương và chết đi. Vậy, người bị tai biến sống được bao lâu & các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Nam Việt Sport sẽ giúp các bạn giải đáp xoay quanh những vấn đề này.
Mục lục
I. Thời gian sống của người bị tai biến phụ thuộc vào yếu tố nào?
Với người từng trải qua đột quỵ thì tuổi thọ của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:
- Mức độ tổn thương nghiêm trọng hay không của não: Nếu vùng não bị ảnh hưởng ít và di chứng để lại không quá nghiêm trọng thì khả năng có thể phục hồi sẽ tốt hơn, vì thế mà thời gian sống của bệnh nhân cũng kéo dài.
- Cấp cứu kịp thời: Việc người bệnh có được cấp cứu kịp thời trong khoảng 3 đến 4 giờ kể từ lúc cơn đột quỵ xảy ra hay không. Nếu can thiệp càng sớm thì có thể hạn chế tối đa nguy cơ di chứng và tỷ lệ tử vong thấp.
- Thể trạng và tuổi tác của bệnh nhân: Nếu người bệnh cao tuổi với thể trạng kém, kèm thêm nhiều bệnh khác thì khả năng sống sót sẽ thấp hơn so với người trẻ có thể trạng tốt hơn.
- Hiệu quả điều trị: Thuốc men cũng như những phương pháp phục hồi như liệu pháp ngôn ngữ, vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp và sự chăm sóc tận tình từ người thân có tác động tích cực cho bệnh nhân hay không.
- Tốc độ phục hồi chức năng: Người bệnh sau tai biến có thể tự đi lại, thực hiện công việc hằng ngày một cách độc lập và chăm sóc cá nhân như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo hay không.
- Tâm lý lạc quan: Tinh thần, tâm lý chính là yếu tố quan trọng, bệnh nhân lạc quan tiếp tục sống và hợp tác với các phương pháp điều trị nhằm giảm thiểu di chứng, hạn chế dẫn đến tái phái.
- Tỷ lệ tái phát: Việc có tái phát lại cơn đột quỵ hay không cũng ảnh hưởng quan trọng đến tuổi thọ của người bị tai biến. Nếu tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa những lần tái phát ngắn thì nguy cơ tử vong sẽ cao.
II. Vậy người tai biến có thể sống được bao lâu?
Câu trả lời không phải là một con số cụ thể. Tuy nhiên trong một nghiên cứu ở Đan Mạch trên 5000 bệnh nhân, thấy rằng khả năng tử vong ở người bị tai biến sẽ cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Thậm chí, người bị tai biến nhưng đã điều trị khỏi hơn 1 năm trước thì khả năng tử vong cũng vẫn cao hơn người bình thường gấp 2 lần.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Hà Lan cho thấy nếu đã sống sót sau 1 tháng đầu tiên kể từ khi bị tai biến thì khoảng 78% trong số họ sẽ sống tiếp tục được trên 20 năm với thiếu máu cục bộ và 86% xuất huyết não.
Tỷ lệ tử vong trong khoảng thời gian nằm ở viện theo độ tuổi sẽ là 6% với người dưới 59 tuổi, 9% với 60 đến 69 tuổi, 13% với 70 đến 79 tuổi và 24% với người trên 80 tuổi.
Xét tại Việt Nam thì mỗi năm sẽ có khoảng 200.000 người bị tai biến, trong đó 50% tử vong và 50% còn lại sống sót nhưng 90% trong số họ ít nhiều sẽ mắc di chứng đến suốt đời.
III. Những lưu ý khi chăm sóc giúp người bị tai biến kéo dài tuổi thọ
1. Tái khám theo chỉ định
Cần cho bệnh nhân dùng những loại thuốc mà bác sĩ chỉ định và quan sát họ có gặp những tác dụng phụ hay không. Đừng quên đưa người bệnh đến tái khám định kỳ để được thăm khám, kiểm tra theo lịch hẹn.
2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Không nên thức khuya dẫn đến căng thẳng, hạn chế sử dụng các chất gây kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Giữ cho bệnh nhân tinh thần vui vẻ, lạc quan và khuyến khích đi giao lưu với mọi người để tránh dẫn đến tình trạng trầm cảm sau tai biến.
3. Chế độ ăn uống dinh dưỡng
Việc ăn uống đối với người bị tai biến rất quan trọng vì khi đó, sức khỏe của bệnh nhân sẽ giảm sút nghiêm trọng, cần được bổ sung dinh dưỡng và có chế độ ăn uống khoa học để mau chóng lấy lại sức khỏe.
Hãy duy trì chế độ ăn uống đủ chất được chế biến dưới dạng mềm lỏng, tránh các thức ăn có nhiều đường, đồ ăn quá mặn và những thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
4. Chế độ tập luyện hàng ngày
Sau khi trải qua cơn đột quỵ, chức năng vận động của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế mà việc luyện tập là điều quan trọng giúp bệnh nhân cải thiện được chức năng vận động.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, người thân bệnh nhân cần hỗ trợ họ thực hành những bài tập về cảm giác hay vận động từ dễ đến khó như văn mình, đi bộ, yoga,…
Nhìn chung, thời gian sống của người bị tai biến không được đo lường bằng một con số nào chính xác cả. Tuy nhiên, có thể kéo dài tuổi thọ của họ bằng cách tích cực điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng và đặc biệt là duy trì trạng thái tinh thần lạc quan.
Thực tế cho thấy nhiều người bị tai biến có thể phục hồi và sống thêm được nhiều năm sau đó và thậm chí là suốt đời.
IV. Tổng hợp các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả
1. Động tác nằm và lăn trở người bệnh nhân
Trong giai đoạn đầu, người thân có thể hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế nằm hoặc trở mình bằng cách lăn sang bên tốt, đặt bàn tay không bị liệt lên bên tay bị liệt, sau đó gập đầu gối và háng bên liệt, sau đó sử dụng dụng cụ khỏe Tay kéo cánh tay bên liệt sang bên đó và đẩy hông bệnh nhân sang bên lành. Hoặc có thể thực hiện bằng cách nâng cao chân, tay tốt đưa sang bên liệt rồi xoay người cho bên liệt.
2. Động tác đứng và giữ thăng bằng
Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều mong muốn có thể nhanh chóng đứng dậy và tự đi lại được. Vì vậy, người nhà cần tích cực hỗ trợ người bệnh thực hiện bài tập này. Bắt đầu bằng cách tập mở rộng và uốn cong đầu gối, làm tê liệt phần hông và sau đó từ từ ngồi dậy. Muốn tập đứng thăng bằng, đầu tiên người bệnh phải đứng thẳng, phân bố đều trọng lượng giữa hai chân, sau đó quay đầu nhìn ra sau vai hai bên, thực hiện các động tác như hơi nghiêng người và di chuyển. thắt lưng. Hai chân. Đưa tay sang phải, sang trái, để đầu, hoặc lên trần nhà… Khi đã đứng, lời khuyên dành cho người bệnh là nên tập đi bộ đều đặn, ít nhất 15 phút mỗi ngày.
3. Các bài tập cho phép bệnh nhân dễ dàng tự vận động
Nhờ các bài tập này, người bệnh có thể vận động dễ dàng và ngăn ngừa các biến chứng như teo khớp, cứng cơ … Cụ thể:
- Đặt tay lên trên đầu: Đan các ngón tay không bị ảnh hưởng vào ngón tay bị liệt, đưa tay thẳng về phía đầu, sau đó cố gắng đưa khuỷu tay ngang với tai và hạ lưng về vị trí ban đầu. Mỗi ngày tập 10-15 lần.
- Nhấc hông khỏi giường: Người bệnh nên nằm ngửa, hai tay chống lên thân, hai chân co vào nhau và co, giữ cho phần hông càng cao và càng lâu càng tốt. Đếm để ước lượng và lặp lại khoảng 10-12 lần.
- Bài tập tay: Đơn giản nhất là duỗi hoặc gập cánh tay bên liệt, bật / tắt công tắc nguồn, mở hoặc đóng nắp, kéo ngăn tủ…
- Tập Chân: Bắt chéo chân lành sang bên liệt và giữ tư thế này trong khoảng 5 – 10 phút hoặc dừng khi chân bên liệt không còn run, co giật.
- Bài tập Cổ: Giúp bệnh nhân từ từ ngồi dậy, sau đó tập xoay cổ về phía vai, ra sau hoặc cúi đầu, nhìn lên…
4. Bài tập luyện nói
Ít ai biết rằng có khoảng 20% bệnh nhân đột quỵ bị mất giọng, vì vậy người nhà nên giúp đỡ, động viên họ luyện nói lại thông qua các phương pháp đơn giản như đọc chữ, đếm… rồi nâng dần lên. Khó khăn nằm ở việc miêu tả những đồ vật xung quanh bạn, luyện đọc những đoạn văn ngắn hay dài.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tai biến mạch máu não cùng những lưu ý khi chăm sóc người bệnh tại biến. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số dụng cụ giúp phục hồi chức năng cho người bị tai biến như xe đạp phục hồi chức năng. Nam Việt Sport hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và một số cách chăm sóc cho bệnh nhân bị tai biến.