Trong khi luyện tập, nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng bạn cần lưu ý. Thông thường nhịp tim của chúng ta sẽ nhanh hơn khi chúng ta vận động đặc biệt là khi luyện tập các bài cardio. Vậy nhịp tim khi tập cardio nhanh hơn bình thường liệu có an toàn? Hãy cùng Thể thao Nam Việt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Cần kiểm soát nhịp tim phù hợp khi luyện tập Cardio
Mục lục
I. Nhịp tim trong thể thao là gì?
Nhịp tim được tính dựa trên số lần tim co bóp hoặc đập trong 1 phút. Nhịp tim phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độ tuổi, nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng, trạng thái hoạt động, tinh thần… Thông thường , nhịp tim của người trưởng thành dao động từ 60-100 nhịp/phút trong các hoạt động thường ngày.
Trong quá trình tập luyện thể thao, nhịp tim trung bình sẽ tăng lên đáng kể. Tương tự như đo nhịp tim bình thường, nhịp tim thể thao là số lần tim đập trong 1 phút. Khi vận động mạnh, nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn do sự lưu thông máu đến cơ bắp tăng mạnh để đảm bảo cho cơ thể nhận được đủ oxy và dưỡng chất. Đối với các bài tập cardio, nhịp tim có thể tăng lên mức 100-190 bpm khi luyện tập.
II. Nhịp tim khi luyện tập bao nhiêu là an toàn
Để biết được nhịp tim bao nhiêu là an toàn bạn cần biết được nhịp tim tối đa của mình là bao nhiêu. Bạn có thể xác định chỉ số này bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn. Ví dụ, bạn 30 tuổi, nhịp tim tối đa của bạn là 220-30= 190 bpm và bạ chỉ nên luyện tập ở mức đạt từ 50-85% nhịp tim tối đa.
Nhờ vào chỉ số này, chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ, cường độ của các bài tập. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị thông minh để cho chỉ số này nhằm các định cụ thể và chính xác hơn.
Dựa vào công thức trên, chúng ta có được thông tin nhịp tim tối đa theo độ tuổi như sau:
- 20 tuổi đến dưới 30 tuổi: 100 – 170 bpm
- 30 tuổi đến dưới 35 tuổi: 95 – 162 bpm
- 35 tuổi đến dưới 40 tuổi: 93 – 153 bpm
- 40 tuổi đến dưới 45 tuổi: 88 – 149 bpm
- 45 tuổi đến dưới 50 tuổi: 85 – 145 bpm
- 60 tuổi trở lên: 80 – 136 bpm
Thông tin này được xây dựng dựa trên nhịp tim tối đa của hầu hết đối tượng là 200 bpm và người trên 60 tuổi là 160 bpm. Nên nếu trong quá trình luyện tập, nhịp tim của bạn cao hơn quá nhiều so với các con số trên thì hãy ngừng tập và liên hệ với bác sĩ tim mạch để được kiểm tra nhé. Tuy nhiên, nhịp tim khi luyện tập cũng có thể thay đổi từ 15-20 bpm tùy vào thể trạng của bạn.
Xem thêm:
- Bài tập liss cardio là gì? Tổng hợp các bài tập phổ biến
- Jumping jack là gì? Tổng hợp các bài tập Jumping Jacks
Tùy vào độ tuổi và thể trạng mà nhịp tim tối đa là khác nhau
III. Nhịp tim tăng cao hơn khi tập Cardio
1. Tại sao tập Cardio làm tim đập nhanh?
Cardio là bài tập làm nhịp tim tăng cao. Với cường độ luyện tập liên tục, cardio giúp thúc đẩy quá trình giải phóng năng lượng, đốt mỡ thừa, cơ bắp cũng không ngừng hoạt động. Chính vì vậy, quá trình lưu thông máu cũng được thúc đẩy nhanh hơn để kịp cung cấp oxy cho các cơ. Đó cũng là lý do vì sao nhịp tim tăng nhanh hơn khi tập Cardio.
2. Nhịp tim tăng cao hơn khi tập Cardio có an toàn
Việc nhịp tim tăng cao trong quá trình luyện tập Cardio là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ một số vấn đề như sau:
- Hệ tim mạch sẽ hoạt động nhanh hơn khi chúng ta tập thể thao và Cardio cũng không ngoại lệ.
- Ngoài tốc độ thì nhịp đập của tim cũng là một yếu tố cần phải lưu ý.
- Theo dõi nhịp đập của tim khi luyện tập có thể làm giảm các biến chứng liên quan đến tim.
- Sau 10 tuổi, nhịp tim nên nằm trong khoảng 60-100 nhịp/phút (khi nghỉ ngơi).
Khi tập Cardio một thời gian, nếu nhịp tim của bạn đập nhanh liên tục hãy chú ý, bạn đang có nguy cơ có thể đang mắc các bệnh tim mạch mãn tính trong tương lai. Một số vấn đề khác có thế xảy ra khi tim đập quá nhanh như: đau ngực, rối loạn hơi thở… Do đó, bạn cần quan tâm theo dõi và điều chỉnh nhịp tim về mức phù hợp khi luyện tập. Nếu tình trạng bất thường vẫn xảy ra, hãy liên hệ bác sĩ để được theo dõi và thăm khám.
3. Phương pháp tập Cardio an toàn
Sau các buổi tập Cardio nếu xuất hiện các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, lâng lâng, hơi thở ngắt quãng kèm buồn nôn… thì bạn nên ngừng luyện tập ngay đồng thời có thể sử dụng các thiết bị điện tử để giúp đo chỉ số chính xác để điều chỉnh quá trình tập luyện cho phù hợp.
- Các phương pháp giúp giảm nhịp tim sau đây sẽ rất có ích với bạn khi tập Cardio:
- Hãy có kế hoạch khi mới bắt đầu luyện tập Cardio, tập từ thấp tới những bài có cường độ cao.
- Không tập ngay sau khi ăn, thời gian tốt nhất để tập Cardio là sau khi ăn 1,5 tiếng.
- Khởi động kỹ trước khi bắt đầu buổi tập, đồng thời giành 5 phút giãn cơ và 5 phút cho cơ thể hạ nhiệt sau buổi tập.
- Một sức khỏe ổn định sẽ giúp bạn vừa tập vừa trò chuyện mà tốc độ tập không thay đổi hoặc bị đứt hơi.
Lựa chọn phương pháp tập hiệu quả sẽ giảm rủi ro khi tập Cardio
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về nhịp tim khi tập Cardio. Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình luyện tập. Nếu như bạn muốn tìm cho mình các dụng cụ hỗ trợ khi tập Cardio, hãy liên hệ với Nam Việt Sport qua website: thethaonamviet.vn hoặc hotline: 0914 225 798 – 0934 966 860 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.
- Cách giảm cân của Nhã Phương giúp giảm mỡ thừa hiệu quả
- Các vị trí trong bóng rổ và cách chơi cho từng vị trí
- Nên Mua Giàn Tạ Đa Năng Nào? Gợi Ý 5 Mẫu Giàn Tạ Đa Năng Được Các Gymer Lựa Chọn Nhiều Nhất Hiện Nay
- Lunge là gì? Hướng dẫn tập Lunge đúng cách cho nam và nữ
- Hướng dẫn cách gồng cơ bụng khi tập gym an toàn, hiệu quả