Hiện nay, phương pháp vật lý trị liệu được ứng dụng phổ biến trong quá trình phục hồi đối với rất nhiều bệnh lý nhờ sự hiệu quả và tính an toàn mà nó mang lại. Không những được sử dụng ở các bệnh viện hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe mà các bài tập vật lý trị liệu này cũng có thể thực hiện tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết về các bài tập vật lý trị liệu tại nhà trong bài viết dưới đây của Nam Việt Sport.
Mục lục
I. Có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà không?
Vật lý trị liệu là một phương pháp trị liệu phổ biến nhằm phục hồi những tổn thương của cơ thể. Hiện nay, tại các phòng khám, bệnh viện, cơ sở y tế chuyên nghiệp thường có hệ thống máy móc hiện đại phục vụ điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh tật cũng như điều kiện của bản thân mà bạn có thể cân nhắc đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp hay tự điều trị tại nhà.
Tập vật lý trị liệu tại nhà chỉ áp dụng những máy móc đơn giản hoặc sử dụng các bài tập cơ học trị liệu là chính. Các bài tập này giúp tăng sự dẻo dai của các cơ, khớp, tăng sức mạnh cho hệ gân – cơ, cải thiện tình trạng bệnh tật.
Các bài tập trị liệu tại nhà thường được sử dụng cho một số trường hợp như:
- Các bệnh cơ xương khớp ở thể nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà như đau mỏi vai gáy, đau lưng, căng cơ do tập luyện quá sức,…
- Các bệnh cơ xương khớp mãn tính đã được điều trị ổn định, cần về nhà tập luyện duy trì như viêm quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, người tai biến…
- Người bệnh không có thời gian đến điều trị tại các cơ sở y tế
- Cần luyện tập thêm để tăng cường hiệu quả điều trị (nhất là với những bệnh nhân ngoại trú có thời gian điều trị ở nhà nhiều hơn ở viện)
Các bài tập trị liệu tại nhà thường là các bài tập đơn giản, dễ dàng thực hiện. Đối với các bệnh lý khác nhau cần có các bài tập trị liệu riêng biệt và chế độ luyện tập khác nhau, do đó, để biết được bài tập nào tốt nhất cho bệnh lý của mình, bạn nên tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa.
II. Top 7 bài tập vật lý trị liệu tại nhà phổ biến và đơn giản nhất
1. Bài tập kéo căng khớp vai
Kéo căng khớp vai là bài tập vật lý trị liệu có tác dụng kéo căng các phần cánh tay, vai và phần trên của lưng.
Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Đan 2 bàn tay lại với nhau, các ngón tay xen kẽ, tiếp đến từ từ đưa lòng bàn tay lên trên đầu rồi đưa tay lên trên, giữ tư thế này trong 10 giây rồi thả lỏng và bắt đầu lại từ đầu.
2.2. Bài tập kéo căng cánh tay
Bài tập này giúp người bệnh phục hồi sự vận động của các cơ cánh tay, khiến cơ thể phản ứng linh hoạt hơn trong các hoạt động hằng ngày.
Bài tập này được tiến hành như sau: Bạn nâng cánh tay trái ngang mặt đất, lấy tay phải nắm khủy tay trái kéo qua ngực, kéo căng dần trong khoảng 10 giây rồi từ từ thả lỏng. Thực hiện tương tự như vậy với tay còn lại.
2.3. Bài tập kéo căng gối ngực
Bạn nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối của mình vào thân, lưu ý không được ngước đầu lên, sau đó lấy tay ôm lấy chân kéo mạnh dần và giữ trong khoảng 20-30 giây rồi thả lỏng. Làm tương tự với chân còn lại.
2.4. Bài tập kéo căng gân cơ cẳng chân và cổ chân
Bạn thực hiện bài tập này như sau: Bạn dùng 2 tay vịn thành ghế phía trước, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lại, 2 chân cách nhau khoảng 1 bước chân. Tiếp đến đưa người xuống từ từ, cong chân trái lại trong khi chân phải vẫn duỗi thẳng, bàn chân phải áp sát xuống mặt đất trong khi lưng trong tư thế thẳng. Nhún người xuống giữ trong khoảng 10-20 giây rồi thả lỏng cơ thể, làm tương tự với chân còn lại.
2.5. Bài tập kéo căng cơ đùi sau
Bài tập này thực hiện như này: Bạn chuẩn bị một chiếc khăn hoặc một miếng vải dài rồi ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân. Tiếp theo lấy khăn lông dài hoặc miếng vải dài móc vào mũi bàn chân, hai tay giữ khăn và gập người về phía trước, giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng.
2.6. Bài tập kéo căng cơ đùi trước
Bạn đứng thẳng kế bên và song song với ghế, tay phải vịn vào ghế, dồn trọng lực vào chân trái rồi co chân phải lên dần, gót chân để phía mông, tay còn lại giữ chân co. Giữ tư thế này trong vòng 30 giây rồi dần thả lỏng người. Thực hiện tương tự như vậy với chân còn lại.
2.7. Tư thế ngồi xổm
Bạn đứng trước ghế với tư thế 2 chân dạng vừa phải ra 2 bên, 2 tay khoanh lại trước ngực, lưng thẳng. Giữ nguyên tư thế như vậy rồi từ từ ngồi xuống ghế. Tập luyện lặp lại động tác này khoảng 10-12 lần, sau đó nghỉ khoảng 30 giây và chuyển sang bài tập khác.
Trên đây là tổng hợp 7 bài tập vật lý trị liệu tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện của Nam Việt Sport. Hơn hết, để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả như ý muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi trong quá trình tập luyện để hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.