Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, tăng thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy có các loại chất bổ sung kẽm nào? Uống kẽm có tác dụng gì? Khi nào bổ sung kẽm thì tốt nhất? Uống kẽm có gây ra tác dụng phụ không? Mời bạn cùng Nam Việt Sport tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Các tác dụng của kẽm đối với cơ thể
Việc bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể sẽ mang lại những lợi ích nổi bật sau:
- Giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh: kẽm có tác dụng phát triển tế bào T để chống lại các virus gây hại đến khả năng miễn dịch.
- Giúp giảm viêm hiệu quả: kẽm có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh mãn tính như: bệnh tim, bệnh tiểu đường và viêm khớp dạng thấp.
- Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin là hormone giúp ổn định lượng đường trong máu nên nó rất quan trọng. Trong khi đó, kẽm có tham gia vào quá trình tổng hợp, dự trữ và giải phóng insulin trong tuyến tụy. Vì thế, nếu thiếu hụt kẽm thì bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán ăn.
- Giúp mau lành vết thương: kẽm đẩy nhanh quá trình tái tạo collagen để phục hồi vết thương.
- Hỗ trợ khả năng sinh sản: kẽm có thể hỗ trợ khả năng sinh sản cho cả nam và nữ. Đối với nam, việc thiếu kẽm sẽ làm giảm sản sinh tinh trùng, giảm nồng độ testosterone trong huyết thanh. Còn đối với nữ, kẽm giúp tế bào trứng phát triển tốt hơn, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
- Hỗ trợ tiêu hóa khỏe: kẽm giúp gần 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là quá trình tiêu hóa. Bạn không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng nếu không có kẽm.
- Hỗ trợ vị giác tốt hơn: nếu bạn bị nhạt miệng hoặc không thể nếm được vị của đồ ăn thì có thể lượng kẽm trong cơ thể bạn đang ở mức thấp.
- Tăng khả năng tập trung: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kẽm có tác dụng trong việc cải thiện sự tập trung của con người.
- Tăng quá trình trao đổi chất: kẽm giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrates, protein và chất béo. Do đó, nếu thiếu kẽm bạn có thể bị mệt mỏi, chậm chạp và khó giảm cân.
- Làm đẹp da: theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Da liễu Quốc tế, những người mắc bệnh rosacea (bệnh gây nhiều mụn đỏ hoặc mụn mủ ở mặt)
- Hỗ trợ bảo vệ mắt: bệnh AMD là bệnh thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân gây mất thị lực. Trong một thử nghiệm lâm sàng được đăng trên tạp chí Current Eye Research (năm 2008), những mắc bệnh AMD sau 6 tháng uống kẽm thì thị lực đã được cải thiện rất nhiều.
- Hỗ trợ sự phát triển của trẻ em: thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ em chậm lớn hoặc không phát triển được.
II. Những loại chất bổ sung kẽm
- Kẽm gluconat: thường ở dạng viên ngậm hoặc thuốc xịt mũi. Loại này có tác dụng trong việc chữa cảm lạnh thông thường.
- Kẽm axetat: được dùng để điều trị bệnh cảm lạnh thông thường, tương tự kẽm gluconat.
- Kẽm sulfat: dạng viên uống có tác dụng làm giảm tình trạng da bị mụn trứng cá.
- Một loại kẽm ở dạng đường uống như: kẽm picolinate, kẽm citrate và kẽm orotate.
III. Khi nào bạn cần bổ sung kẽm?
Mọi người đều có thể uống kẽm để duy trì một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, kẽm sẽ đặc biệt quan trọng với những người đang mắc các vấn đề về tiêu hóa như: viêm loét đại tràng hoặc bệnh viêm ruột (IBD); những người ăn chay, người nghiện rượu; phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Bạn cũng có thể bổ sung kẽm khi xuất hiện các triệu chứng như: rụng tóc, giảm vị giác, vết thương lâu lành, tiêu chảy, giảm cân, ăn mất ngon, chậm lớn (ở trẻ em), giảm hệ miễn dịch và số lượng tinh trùng thấp (đối với nam giới).
IV. Nên uống kẽm trước hay sau bữa ăn?
Vì kẽm được hấp thụ trong ruột non nên thời điểm tốt nhất để uống kẽm là trước bữa ăn (sáng, trưa, tối) từ 1 – 2h. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu dạ dày thì có thể uống kẽm trong bữa ăn chính.
Đặc biệt hơn, kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh và một số loại thuốc lợi tiểu. Vì thế, nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn bổ sung thêm kẽm.
V. Uống kẽm có gây ra tác dụng phụ không?
Mọi vấn đề đều có ưu điểm và hạn chế, kẽm cũng không ngoại lệ. Nếu bạn dùng nhiều hơn 150mg kẽm mỗi ngày thì nó sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược vì kém hấp thu đồng. Bạn chỉ nên dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bài viết trên đây cung cấp những thông tin liên quan đến tác dụng của kẽm đối với cơ thể, Nam Việt Sport hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi uống kẽm có tác dụng gì và uống kẽm khi nào thì tốt nhất.
- Hướng dẫn chơi bida cho người mới bắt đầu [MỚI 2022]
- Top 7 những môn thể thao giúp phát triển chiều cao vượt bậc
- Tập mông bao lâu thì có hiệu quả? Hướng dẫn cách tập luyện mông săn chắc và quyến rũ
- [REVIEW] Các loại máy tập cơ bụng thịnh hành nhất hiện nay
- [Bật mí] 5 cách xoa bóp chữa đau cổ tay đơn giản tại nhà