Nếu bạn là một fan cuồng, lâu năm của bộ môn thể thao vua, bóng đá thì không thể không biết lỗi việt vị. Tuy nhiên, một số người mới xem hay những ai đang có ý định tìm hiểu về bóng đá thì lại khá lạ lẫm với lỗi việt vị. Vậy lỗi việt vị là gì? Làm thế nào để xác định cầu thủ mắc lỗi việt vị khi thi đấu? Để giải đáp cho các câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết sau của Nam Việt Sport.
Mục lục
I. Liệt vị hay việt vị?
Trong bóng đá, chúng ta hay nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ “việt vị” và “liệt vị” khi chỉ cầu thủ mắc lỗi vị trí. Tuy nhiên, đối với lỗi vị trí, từ đúng là “việt vị”, dựa theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) định nghĩa việt vị là “Lỗi của cầu thủ khi nhận bóng để tiến công ở sân đối phương nhưng phía trước không có hai cầu thủ của đối phương” (tr.1094) (điều này có nghĩa nhận bóng phía dưới hàng hậu vệ của đối phương, khi trước mặt chỉ đối mặt với thủ môn của đối thủ).
II. Tìm hiểu về việt vị
Một cầu thủ mắc lỗi việt vị khi rơi vào các tình huống như sau:
- Cầu thủ không giữ bóng đang đứng ở phần sân đối phương;
- Có ít hơn 2 cầu thủ bên phía đối thủ đứng giữa cầu thủ với biên ngang cuối sân;
- Cầu thủ đó đang tham gia vào đường bóng triển khai;
- Cầu thủ đó đang ở vị trí tấn công khung thành đối thủ;
Với 3 điều kiện trên, thủ môn được xem là một thủ của đối phương. Dù chơi ở vị trí thấp nhất nhưng trong một số tình huống thì không nhất thiết thủ môn là 1 trong 2 cầu thủ cuối cùng của đội đối thủ.
III. Đôi nét về lỗi việt vị?
1. Thế nào là lỗi việt vị?
Một cầu thủ khi rơi vào vị trí việt vị nhưng không tham gia vào đường bóng triển khai thì không được tính là việt vị. Ngược lại, khi rơi vào vị trí việt vị, cầu thủ này nhận bóng hay chạm bóng từ đồng đội, trọng tài sẽ cho rằng cầu thủ trên đang tham gia vào tình huống bóng, cản trở đội đối phương hay cố tình chiếm lợi thế khi đang việt vị.
Tuy nhiên, một số tình huống cầu thủ ở vị trí việt vị nhưng không bị thổi phạt gồm ném biên, phạt và quả phát bóng.
2. Nguồn gốc của luật việt vị
Vào cuối thế kỷ XVIII, luật việt vị bắt đầu ra đời ở các trường học Anh bắt đầu chơi bóng đá. Ở giai đoạn này, luật việt vị được áp dụng chặt chẽ và kỷ luật hơn so với thời điểm hiện tại, cụ thể:
- Năm 1848: Luật việt vị được ra đời một cách hoàn chỉnh dựa theo quy tắc Cambridge. Tuy nhiên, luật lại quy định phải có tối thiểu 4 cầu thủ đối phương đứng sau.
- Năm 1866: Luật việt vị mới được áp dụng theo quy tắc Cambridge, cho phép số người được giảm xuống còn 3.
- Năm 1925: Luật việt vị đổi thành ít hơn 2 người và được ứng dụng cho tới hiện nay.
- Năm 2005: FIFA tiếp tục thay đổi luật việt vị. Dù đang trong vị trí việt vị nhưng cầu thủ được phép chạm bóng từ đường chuyền về hay cản phá chủ ý của đối thủ.
- Năm 2013: Luật việt vị mới nhất được FIFA thay đổi cho phép cầu thủ chạm bóng khi đối phương chuyền về. Tuy nhiên, việc cản phá của đối phương thì cầu thủ không được chạm bóng. Ngoài ra, cầu thủ đang ở vị trí việt vị có ý đồ cản trở hậu vệ đội bạn sẽ bị trọng tài thổi phạt.
3. Cách xác định luật việt vị?
Dựa trên quy định của FIFA, một cầu thủ rơi vào vị trí việt vị nếu bóng được đưa về phần sân nhà đối thủ trước và không có cầu thủ đối phương nào ngăn cản đường bóng giữa cầu thủ này với thủ môn đối phương.
Khi đang ở vị trí việt vị, cầu thủ này sẽ không bị thổi phạt, bất chợt rơi vào vị trí việt vị nhưng không hay biết, họ được cho là tích cực tham gia chơi bóng.
Nếu cầu thủ rơi vào vị trí việt vị, trọng tài biên sẽ phất cờ. Khi đó, trọng tài chính sẽ cất còi và cho dừng trận đấu.
4. Trọng tài biên
Vai trò của trọng tài biên thường giám sát các tình huống việt vị của các cầu thủ do vị trí của họ nằm sát ngoài đường biên, giúp họ thuận tiện quan sát các tình huống. Khi trọng tài biên căng cờ báo hiệu lỗi việt vị, bóng sẽ được trả lại cho đối thủ và tình huống đá phạt ở vị trí việt vị được diễn ra.
5. VAR
Với lối đá máu lửa, các tình huống diễn ra ngày càng nhanh nên việc các trọng tài mắc sai lầm trong các quyết định là điều khó tránh khỏi, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Đó cũng chính là lý do công nghệ VAR ra đời, hỗ trợ các trọng tài quan sát các tình huống trên sân bóng, trong đó có lỗi việt vị, làm hạn chế các tình huống gây tranh cãi, giúp các trọng tài đưa ra các quyết định chính xác.
6. Điều gì xảy ra sau khi cầu thủ bị căng cờ báo hiệu việt vị?
Khi cầu thủ mắc lỗi việt vị, họ sẽ không bị nhận bất cứ hình phạt cá nhân nào. Hình phạt duy nhất là trả lại bóng cho đối thủ thực hiện quả phạt tại nơi việt vị.
7. Các tình huống cầu thủ không bị thổi việt vị
Một cầu thủ đang trong vị trí việt vị sẽ không bị thổi khi họ nhận bóng tại nửa sân của mình từ đồng đội hay một cầu thủ của đối thủ. Ngoài ra, họ sẽ không bị thổi khi cầu thủ đối phương chuyền bóng cho họ ở phần sân đối thủ.
IV. Xử phạt việt vị như thế nào?
Mặc dù các cầu thủ đều được đào tạo kỹ càng về lỗi việt vị nhưng trong trận đó do một số yếu tố, họ khó tránh khỏi việc mắc phải. Khi bị thổi phạt, đối phương sẽ thực hiện quả đá phạt gián tiếp tại vị trí việt vị.
Trên đây là những thông tin liên quan đến lỗi việt vị trong bóng đá. Hy vọng thông qua bài viết của Nam Việt Sport, bạn sẽ hiểu rõ hơn về lỗi việt vị và tận hưởng trận đấu bóng đá một cách trọn vẹn.