Ăn khoai lang có béo không? Cách ăn khoai lang giảm cân

an khoa lang co beo khong
(Last Updated On: 27/11/2022)

Khoai lang vốn là thực phẩm dân dã, quá thân quen với nhiều người. Không chỉ đem đến bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng, khoai lang còn được truyền tai nhau như một loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân lành mạnh. Vậy ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai có thật sự tốt? Hãy cùng Nam Việt Sport theo dõi nội dung sau.

an khoai lang co beo khong

1. Ăn khoai lang có béo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang sở hữu nguồn dưỡng chất cực kỳ có ích cho sức khỏe con người. Thậm chí nó còn tốt hơn cả lúa mì và gạo. Tuy nhiên cũng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên không ít người băn khoăn rằng “Ăn khoai lang có béo không, có gây tăng cân không?”.

Câu trả lời chính xác đó là bản thân khoai lang hoàn toàn không có chất béo và cholesterol – hai thành phần khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng. Chính vì thế, bạn có thể bổ sung khoai lang như một thực phẩm giảm cân, giúp no lâu và làm mất cảm giác đói bụng nhanh chóng.

an khoai lang co beo khongHình 1: Ăn khoai lang giúp cơ thể no lâu và mất cảm giác thèm ăn

Sở dĩ khoai lang được biết đến là “thực phẩm vàng” hỗ trợ giảm béo, giảm mỡ hữu hiệu là vì:

1.1 Nguồn chất xơ dồi dào

Chất xơ là thành phần quan trọng được khuyến khích bổ sung nhiều trong hành trình giảm cân, siết mỡ. Bởi lẽ các chất xơ khi xuống tới dạ dày sẽ tạo ra những liên kết như mạng lưới, khiến cơ thể cảm thấy no và không còn “cồn cào” nữa.

Bên cạnh đó, chất xơ còn có chức năng ngăn chặn sự hấp thu các chất béo trong cơ thể, kích thích sản sinh các lợi khuẩn đường ruột. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bài tiết và tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Tóm lại, ăn khoai lang không chỉ giúp giảm cân, đốt mỡ hiệu quả, mà còn chống táo bón, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

1.2 Lượng calo thấp

Vì sở hữu rất nhiều chất xơ, nên hàm lượng calo trong khoai lang không cao, đồng nghĩa với việc không khiến bạn tăng cân và béo phì. Để tăng hiệu quả giảm cân, bạn chỉ nên nướng, hấp, hoặc luộc khoai lang để ăn thay thế cho một bữa chính trong ngày nhé.

an khoai lang co beo khongHình 2: Hàm lượng calories trong khoai lang cực kỳ ít

1.3 Lượng nước cao

Cơ thể tích mỡ kèm theo tình trạng tăng cân mất kiểm soát thường là do cơ thể đang bị mất nước hoặc thiếu nước, gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Do đó, bổ sung khoai lang chính là giải pháp bù nước cực kỳ tốt, giúp ngăn cản sự tích mỡ và đào thải độc tố.

1.4 Đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết tác động trực tiếp đến nồng độ Glucose trong máu. Nghĩa là nếu bạn nạp nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh đột ngột, dẫn đến các bệnh về đái tháo đường, thậm chí có nguy cơ béo phì.

Trong khi đó, chỉ số đường huyết trong khoai lang lại cực kỳ thấp. Việc bạn ăn thường xuyên không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, ngược lại còn đề phòng được bệnh về đường huyết, hỗ trợ giảm cân an toàn.

2. Ăn khoai lang quá nhiều – Liệu có tốt?

Như đã đề cập, khoai lang mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn lạm dụng nó một cách thiếu kiểm soát. Trên thực tế, có không ít người cố gắng tiêu thụ nhiều khoai lang vì mục đích giảm cân cấp tốc. Cách ăn này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, mà còn làm phản tác dụng, khiến cân nặng tăng vùn vụt.

Vì vậy, cách ăn khoai lang vừa tốt cho sức khỏe, vừa hỗ trợ giảm cân lành mạnh, chính là đảm bảo lượng khoai lang nạp vào. Dễ hiểu, thay vì ăn 1 bát cơm cho một bữa ăn trong ngày, bạn hãy thay nó bằng 1 – 2 củ khoai lang. Phương pháp này sẽ giúp cắt giảm bớt 20-25% calories, mà vẫn tạo sự cân bằng trong ăn uống.

an khoai lang co beo khongHình 3: Ăn khoai lang cần cân nhắc liều lượng hằng ngày, hằng tuần để tránh bị phản tác dụng

3. Khi nào nên ăn khoai lang?

Đối với khoai lang, bạn nên ăn vào hai thời điểm tốt nhất trong ngày là bữa sáng và bữa trưa, bởi vì sau các bữa ăn này, cơ thể bạn sẽ có nhiều thời gian để kịp hấp thu. Trường hợp ăn khoai vào buổi tối có thể gây đầy bụng khó tiêu hay trào ngược dạ dày, thực sự không tốt.

an khoai lang co beo khongHình 4: Nên ăn khoai vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể kịp hấp thụ dưỡng chất

4. Cần lưu ý gì khi bổ sung khoai lang?

  • Có hai loại khoai phổ biến là khoai vỏ đỏ ruột vàng và khoai vỏ trắng ruột trắng. Nếu muốn ăn kiêng, bạn nên chọn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng. Còn muốn trị táo bón, nhuận tràng, nên ăn khoai vỏ trắng ruột trắng.
  • Tuyệt đối không ăn khoai khi cơ thể quá đói. Vì dễ bị hạ huyết áp, càng làm tăng cảm giác mệt mỏi.
  • Nên ăn khoai với các thực phẩm giàu đạm khác như thịt gà, heo, bò, rau xanh…
  • Nên làm chín khoai để tránh tình trạng tăng tiết dịch, khiến nóng ruột, ợ chua, trướng bụng. 
  • Khi luộc khoai lang, nên giữ nguyên vỏ của nó để bảo vệ các dưỡng chất bên trong.

Bài viết trên là lời giải cho băn khoăn “Ăn khoai lang có béo không?” của nhiều người đang có ý định giảm cân, giảm mỡ. Hy vọng các chia sẻ của Nam Việt Sport sẽ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888 822 866