Chạy trail là một thuật ngữ có thể không mấy xa lạ đối với dân luyện tập thể thao chuyên nghiệp. Trong bộ môn chạy hiện nay, người tham gia có cơ hội trải nghiệm nhiều hình thức chạy bộ khác nhau. Nhiều người lựa chọn chạy trail như một cơ hội để thử thách và khám phá sức mạnh của bản thân. Vậy chạy trail là gì mà lại thu hút nhiều người tham gia đến thế, hãy cùng khám phá trong bài viết sau.
I. Chạy trail nghĩa là gì?
Chạy Trail hay thường được gọi là chạy đường mòn, đây là một hình thức kết hợp cả chạy bộ và leo núi. Khác với các thể loại chạy bộ khác, đường chạy Trail thường là các vùng đồi núi, rừng rậm nơi có nhiều cây xanh, không khí trong lành và hầu như không có bất cứ phương tiện giao thông nào.
Tuy nhiên, chạy trail không hề đơn giản như việc chạy đường dài, bộ môn này yêu cầu có kỹ thuật và nguyên tắc nhiều hơn và cũng chịu nhiều yếu tố tác động bên ngoài hơn như môi trường, địa hình, thời tiết…
II. Đặc điểm của chạy trail trong thực tế như thế nào?
Để thực hiện một nội dung đúng và sát nhất với cách tổ chức chạy trail hoạt động cũng như có ảnh hưởng trực tiếp tới những cơ hội tham gia chạy trail sau này. Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn những hoạt động chạy trail thường thấy và cách mà các tổ chức uy tín đang tổ chức các giải chạy trail.
1. Tổ chức chạy trail cho đông người
Một buổi chạy trail thường được tổ chức với đông người tham gia, bởi vì những nơi lựa chọn để chạy bộ thường cách xa thành phố, runner sẽ hẹn ngày với nhau để di chuyển đến khu vực chạy bộ.
Việc tổ chức một buổi chạy trail đông người cũng được coi là nguyên tắc an toàn khi chạy bộ để người tham gia có thể kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp những tình huống bất ngờ, đảm bảo an toàn cho người tham gia.
Nên chia người chạy thành những nhóm chạy bao gồm cả những người đã có kinh nghiệm và những người tham gia lần đầu để điều tiết cuộc đua cũng như kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
2. Những cung đường có sẵn trong trail running
Bởi vì yếu tố an toàn cho người chạy trail mà người đứng đầu tổ chức cuộc chạy sẽ ưu tiên chọn những cung đường chạy có sẵn. Có thể là những lối mòn họ tự tìm thấy hay lấy lại những địa điểm đã từng diễn ra giải, sự kiện trail running, trail cycling được tổ chức trước đó.
Để đảm bảo an toàn cho người tham gia, các giải chạy trail ở Việt Nam thường tận dụng những đường chạy với điều kiện và quy chuẩn an toàn, tránh xa những khu vực nguy hiểm như vách núi, đá lở.
3. Kỹ thuật áp dụng trong chạy trail
Chạy trail không mang lại cảm giác tốc độ như chạy nhanh nhưng lại đốt năng lượng của chúng ta rất nhiều, xuống sức khá nhanh bởi vì bạn phải leo trèo nhiều hơn và bước những sải chân rộng hơn.
Khi chạy trail, đầu óc cũng phải hoạt động nhiều hơn để xử lý thông tin, quan sát địa hình để cho ra những bước chạy hợp lý. Chính vì vậy, dù chỉ có cảm giác như đi bộ leo núi tại những quãng đường có cảm giác chạy bộ không nhiều nhưng chúng giúp chúng ta đốt mức năng lượng cực lớn trong cả quá trình.
III. Cách phân biệt chạy trail và một số hình thức chạy bộ tương tự khác
1. Phân biệt chạy trail và chạy việt dã
Chạy việt dã là bộ môn đi bộ, chạy bộ kết hợp vượt chướng ngại vật tự nhiên được tiến hành luyện tập và thi đấu ở trong môi trường thiên nhiên. Đây được coi là phương pháp hiệu quả để nâng cao sức khỏe người tập, tăng sức bền, dẻo dai và nhanh nhẹn.
Chạy việt dã thường sử dụng để nâng cao ý thức của người dân, có tính chất tuyên truyền, được chính quyền địa phương sử dụng để truyền tải một thông điệp gì đó khi tổ chức các cuộc thi này.
2. Phân biệt chạy trail và chạy marathon
Chạy marathon là hình thức chạy bộ được ưa chuộng nhất trên thế giới, đây cũng là hình thức chạy bộ trên quãng đường dài tuy nhiên so với những hình thức chạy bộ khác, marathon đi kèm với những quy định riêng về quãng đường cần phải hoàn thành khác nhau, cụ thể như sau:
– Giải đấu từ 14 đến 16 tuổi: cự ly chạy là 10km trong thời gian tối đa 2 tiếng.
– Giải đấu từ 16 đến 18 tuổi: cự ly chạy là 21,1km trong thời gian tối đa 4 tiếng.
– Giải đấu trên 18 tuổi: cự ly chạy là 42,2km trong thời gian tối đa 8 tiếng.
IV. Khi chạy trail cần chuẩn bị những gì?
1. Chuẩn bị lượng nước mang theo
Quãng đường chạy trail không dài nhưng lâu và làm bạn xuống sức khá nhanh dù bạn là người mới chạy trail hay là người đã có kinh nghiệm.
Địa hình chạy trail là địa hình đồi, nhiều đất, đá và thời tiết những ngày chạy trail thường là những ngày nắng đẹp, đường chạy khô ráo để có một điều kiện chạy tốt nhất.
Vì vậy, nên hiện tượng mất nước khi chạy sẽ diễn ra nhanh hơn và lượng nước bị mất cũng nhiều hơn. Để tránh sốc nhiệt và những hệ lụy do mất nước gây ra, bạn cần chuẩn bị ít nhất 5 lít nước trong ba lô của mình để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình chạy trail.
2. Đai đeo hông khi chạy trail
Có công năng như một chiếc vest nước, đai đeo hông nhỏ gọn hơn và có thể đựng được tối đa 1 lít nước trong bình đựng thể thao. Bạn cũng cần chuẩn bị các đồ dùng y tế và vật dụng cá nhân bỏ trong đai đeo hông để sử dụng khi xảy ra những tình huống hi hữu khi chạy bộ.
3. Áo chống nắng, mũ nón cho runner
Mặc dù chạy trong khu vực đồi núi có nhiều cây xanh nhưng sau 9h những ánh nắng sẽ bắt đầu len lỏi qua các tán lá và chiếu trực tiếp lên chúng ta. Vì vậy khi chạy bộ, bạn cần phải trang bị đủ các vật dụng chống nắng để bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời và cảm giác nóng rát.
Nên sử dụng kem chống nắng thay cho áo chống nắng khi chạy trail bởi vì khi vận động cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi, áo chống nắng sẽ không giúp mồ hôi và thân nhiệt thoát ra đúng cách hoặc thậm chí áo chống nắng có thể bị ẩm do hút quá nhiều mồ hôi từ cơ thể và ngấm lại vào cơ thể của chúng ta.
Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn khi muốn bắt đầu tham gia bộ môn chạy trail. Luyện tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản để hạn chế chấn thương trong quá trình luyện tập.
Nếu bạn vẫn muốn chạy bộ nhưng không thể sắp xếp được thời gian tham gia các giải chạy hãy liên hệ ngay với Nam Việt Sport qua Hotline: 0888 822 866 – 0934 966 860 hoặc Website: thethaonamviet.vn để được tư vấn một chiếc máy chạy bộ tại nhà phù hợp với bạn.