Một bịch bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo?

29/05/2024 496 lượt xem Dinh dưỡng Tin tức

Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Sở dĩ món ăn này thu hút đông đảo thực khách như vậy là nhờ vào sự kết hợp hài hòa giữa các vị chua cay mặn ngọt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trong một bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo và phải ăn với lượng bao nhiêu để không bị tăng cân. Hãy theo dõi bài viết của Nam Việt Sport để có câu trả lời cho thắc mắc này. 

Calo có trong món bánh tráng trộn

Trong một bịch bánh tráng trộn 100g sẽ chứa khoảng 275 calo. Tuy nhiên, trong đó có đến 94.5% là chất bột đường và chỉ chứa khoảng 33g carbs, 16g chất béo cùng 5g protein.

Ngày nay, bánh tráng trộn được biến tấu theo nhiều kiểu khác nhau nhưng nhìn chung lượng calo trong một bịch bánh tráng trộn là không thay đổi nhiều. Bánh tráng trộn xuất hiện các tỉnh miền Tây khi các làng nghề làm bánh tráng cắt bỏ phần rìa để chiếc bánh trông đẹp mắt hơn và tận dụng phần đó để ăn vặt khi rảnh rỗi. Theo thời gian, mọi người sáng tạo trong cách chế biến bằng cách thêm chút sa tế, hành phi, trứng cút, muối… từ đó hình thành món bánh tráng trộn như ngày nay.

Ăn bánh tráng trộn nhiều có gây tăng cân không?

Trung bình một người khỏe mạnh mỗi ngày cần tiêu thụ 1800 – 2000 calo cho các hoạt động sống cũng như các hoạt động khác. Ăn 1 bịch bánh tráng trộn 200gr đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể gần 600 calo – ⅓ tổng lượng calo cần nạp trong ngày. Vì thế nếu ăn bánh tráng trộn mất kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo và gây tăng cân. Đồng thời, trong bánh tráng trộn không chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Hay nói cách khác món ăn này có nhiều chất không tốt cho cơ thể như axit béo no, tinh bột nhanh hoặc có nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc. 

1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Cách chế biến và ăn bánh tráng trộn an toàn, hạn chế tăng cân

Cách chế biến bánh tráng trộn tại nhà

Để làm được món này bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc như sau: bánh tráng (có độ dẻo dai vừa phải), hành phi, đậu phộng, xoài xanh, tép khô, khô bò, trứng cút, rau răm quả tắc cùng các loại gia vị như: muối ớt, dầu điều…

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên hãy cắt bánh tráng thành dạng sợi với độ dài vừa ăn rồi cho vào 1 cái thau to cùng 1 ít dầu điều và trộn đều
  • Tiếp đến cho các topping còn lại vào và trộn đều tay
  • Sau đó cho một lượng gia vị vừa đủ cùng nước cốt tắc vào trộn cho đến khi bánh mềm, thấm vị
  • Bước cuối cùng là cho rau răm và đậu phộng vào là đã hoàn thành

Lưu ý: với những ai đang giảm cân thì nên giảm bớt các gia vị, topping nhiều dầu mỡ như: hành phi, dầu điều, sa tế để hạn chế bớt lượng calo xấu nạp vào cơ thể.

Cách ăn bánh tráng trộn không gây tăng cân

Bạn nên xây dựng chế độ ăn cùng chế độ tập luyện hợp lý, khoa học để được thoải mái ăn uống mà vẫn giữ dáng. 

Tuy nhiên, trong bánh tráng trộn chứa khá nhiều calo không tốt nên bạn cũng chỉ có thể ăn 1 – 2 lần bánh tráng trộn trong 1 tuần để tránh tình trạng tăng cân cũng như bảo vệ sức khỏe. 

1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Tác hại của bánh tráng trộn đối với sức khỏe 

Bánh tráng trộn được yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế bánh tráng trộn còn đem lại nhiều tác hại không ngờ đến cho sức khỏe chúng ta.

Ăn bánh tráng trộn làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Trong bánh tráng trộn chứa nhiều axit béo no gây ra tình trạng chướng bụng, ợ hơi khó chịu. Đặc biệt, nếu tiêu thụ 1 lượng lớn bánh tráng trộn trong một lúc còn có thể làm tắc nghẽn quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn. 

Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Các loại gia vị dùng để chế biến bánh tráng trộn như dầu điều, bột ớt, sa tế… thường được sử dụng trong 1 thời gian dài. Việc này dẫn đến tình trạng oxy hóa các chất dinh dưỡng, biến đổi thành các chất độc hại đối với cơ thể. 

Ăn bánh tráng trộn có thể bị ngộ độc thực phẩm

Hầu hết, bánh tráng trộn được bày bán ở vỉa hè nên vấn đề vệ sinh thường không được đảm bảo. Đồng thời, vì giá rẻ nên các hàng quán thường nhập nguồn nguyên liệu (khô bò, khô gà, tép khô, hành phi…) không rõ nguồn gốc. Chính những điều này khiến vi khuẩn có hại có điều kiện xâm nhập vào cơ thể và có thể gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

Gây hại đến sức khỏe của gan và thận

Như đã nói ở trên, nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng chính là nguyên nhân làm tích tụ chất độc trong cơ thể đồng thời phá hủy cấu trúc tế bào cơ thể và gây ra các bệnh về gan, thận. Vì thế, nếu muốn ăn bánh tráng trộn thì hãy chọn những cửa hàng uy tín để bảo vệ sức khỏe.

Làm bạn không thấy ngon miệng

Vị chua cay mặn ngọt của bánh tráng trộn kích thích sự thèm ăn và khát nước của bạn. Do đó, bạn sẽ cảm thấy chướng, no bụng suốt 4 – 5 giờ đồng hồ và hoàn toàn mất cảm giác thèm ăn bất kỳ thứ gì khác. Đối với trẻ em điều này còn có thể gây ra hiện tượng chán ăn, bỏ bữa. 

Tăng khả năng bị táo bón

Nếu bạn ăn bánh tráng trộn vào lúc bụng rỗng thì có thể gặp phải hiện tượng táo bón do Vitamin C có trong xoài xanh gây ra. Một khi vấn đề táo bón xảy ra sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác như buồn nôn, chướng bụng, các bệnh về đường ruột. 

1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Gây hại cho đến sức khỏe

Các topping trong bánh tráng trộn gồm khô bò, tép khô, sa tế… thường được tẩm màu để tạo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, chính những chất tạo màu này lại gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi ăn bánh tráng trộn tránh gây hại cho sức khỏe

Là món ăn vặt hấp dẫn khó lòng mà cưỡng lại được. Tuy nhiên, để có thể giữ dáng và bảo vệ sức khỏe của mình thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên ăn quá nhiều, tốt nhất là 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50gr.
  • Nên uống nhiều nước trong lúc ăn bánh tráng trộn.
  • Không nên ăn bánh tráng trộn khi chưa ăn các bữa chính trong ngày.
  • Ăn cùng các loại thực phẩm chứa chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn bánh tráng trộn vào ban đêm để tránh tình trạng bị khó tiêu dẫn đến mất ngủ.

Với những thông tin mà Nam Việt Sport cung cấp phần nào đã có thể giúp bạn biết được bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo cũng như ăn bánh tráng trộn có tốt không. Hy vọng sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *