Các vị trí trong bóng chuyền & chiến thuật thi đấu cần biết

cac vi tri trong bong chuyen

Bóng chuyền là bộ môn thể thao Olympic nổi tiếng, được biết đến trên toàn cầu. Bóng chuyền chuyên nghiệp có những quy định liên quan đến các vị trí đứng trên sân khác nhau. Vậy có các vị trí trong bóng chuyền nào? Mỗi vị trí sẽ đảm nhận vai trò gì? Cùng Nam Việt Sport tìm hiểu chi tiết các vị trí trên sân bóng chuyền dưới bài viết sau.

cac vi tri trong bong chuyen

1. Những vị trí của vận động viên trên sân bóng chuyền

Trên thực tế, một đội hình bóng chuyền chuyên nghiệp được chia thành 5 vị trí đứng khác nhau bao gồm chuyền 2, tay đập ngoài (tay đập trái – chủ công), tay đập giữa (phụ công), tay đập phải (đối chuyền – tay đập đối diện) và chuyên gia phòng thủ (Libero).

Mỗi vị trí đều có vai trò quan trọng khác nhau bao gồm:

1.1. Chuyền 2

Chuyền 2 trên sân bóng chuyền giữ nhiệm vụ điều tiết sự phối hợp nhịp nhàng cho toàn đội. Người chơi ở vị trí thứ 2 có vai trò chạm bóng lần thứ 2 và đưa bóng đến đúng vị trí các tay đập để ghi điểm.

Với vai trò điều tiết cho toàn đội, đòi hỏi người chơi ở vị trí chuyền 2 phải phối hợp nhịp nhàng với các tay đập và có sự ăn khớp nhất định với nhau, giữ nhịp đấu cho toàn đội và chọn tay đập phù hợp cho từng đợt tấn công.

Người nắm vị trí chuyền 2 cần phải có sự nhanh nhẹn, có kinh nghiệm và chiến thuật đúng đắn và có tốc độ nhất định di chuyển khắp mặt sân.

1.2. Chuyên gia phòng thủ – Libero

Ở vị trí này, người chơi có nhiệm vụ đỡ bóng lần thứ nhất, giao bóng và cứu bóng cho toàn đội. Các chuyên gia phòng thủ phải là người có phản ứng trước tiên trên sân và phải có khả năng nắm bắt tốt các tình huống.

Trong tiếng anh, Libero có nghĩa là tự do, vì thế khi đảm nhiệm vị trí này đồng nghĩa với họ phải thay thế cho bất kỳ ai trong sân đấu khi cần thiết, và họ phải mặc trang phục khác màu so với các thành viên khác trong đội.

1.3. Tay đập giữa – Middle Blockers

cac vi tri trong bong chuyen

Tay đập giữa (Middle Hitters) hay tay chắn giữa (Middle Blockers) đảm nhận vai trò thực hiện các đợt tấn công bất ngờ khi ở gần chuyền 2. Ngoài ra, Middle Blockers còn có nhiệm vụ phòng thủ, ngăn chặn các đợt tấn công của các đối thủ và tạo ra một hàng chắn kép tại vị trí biên.

1.4. Tay đập vùng ngoài – Outside Hitters

Tay đập ngoài hay tay đập biên còn được gọi với tên khác là chủ công, đảm nhận vị trí này thường là tay đập chính trong đội và nhận gần như tất cả các quả bóng từ chuyền 2. Thường trong đội sẽ có 2 Outside Hitters và những tay đập ngoài này thường bắt nhận những quả bóng được chuyền không tốt lần đầu.

1.5. Tay đập Đối diện-  Opposite Hitters – Right Side Hitters

Người chơi ở vị trí này có nhiệm vụ phòng thủ ở khu vực ngay lưới. Họ đảm nhận vai trò tạo nên hàng chắn tốt để chặn những cú dứt điểm từ các tay đập ngoài. Ngoài ra thì họ cũng đảm nhiệm vai trò như chuyền 2 phụ.

2. Các vị trí trong bóng chuyền được thay đổi như nào?

Đổi cầu hay thay đổi các vị trí trong bóng chuyền thường được các cầu thủ di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

Vận động viên phía góc bên phải – có nhiệm vụ phát bóng: Vận động viên số 1. Theo chiều ngược chiều kim đồng hồ là vận động viên số 2 đứng ở giữa, đối diện với số 2 ở hàng dưới là số 6.

Vì trong thi đấu, các đội chỉ có thể sử dụng 1 chuyền 2 nên người chơi thường chạy đội hình để chuyền 2 ở phía dưới, có thể chạy lên trên chuyền bóng mà không phải bị bắt lỗi vị trí.

3. Đội hình chiến thuật trong thi đấu bóng chuyền

cac vi tri trong bong chuyen

Có 3 đội hình chiến thuật được biết đến nhiều nhất là 4-2, 6-2, 5-1. Đội hình bóng chuyền phụ thuộc vào số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. Mỗi đội hình đều có những đặc điểm riêng khác nhau. Cụ thể là:

3.1. Đội hình bóng chuyền 4-2

Đội hình bóng chuyền 4-2 bao gồm 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 thường chuyền bóng từ giữa hoặc bên phải của hàng trên. Với đội hình chuyền 2 sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. 

Chuyền 2 sẽ chuyền bóng từ vị trí bên phải, xếp thành hàng đối diện nhau trong những lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có 2 tay đập chủ công và với cách xếp đội hình như vậy, các thành viên đều sẽ đứng ở hàng trước hoặc sau.

Sau khi phát bóng, vận động viên đứng ở vị trí hàng trước sẽ thay đổi vị trí của mình để chuyền 2 luôn được đứng ở vị trí đứng ở giữa lưới. Ngoài ra thì chuyền 2 cũng sẽ di chuyển vào vị trí bên phải lưới và có cả một tay đập giữa lẫn tay đập biên.

Nhược điểm của đội hình này thường thấy nhất đó là chỉ có 2 tay đập, đẩy đội hình vào tình thế ít có các cơ hội tấn công. Ngoài ra vì thiếu Offside Hitter nên rất có khả năng cho phép các tay chắn của đối phương “chơi ăn gian” ở hàng chắn giữa.

Xem thêm: Các mẫu trụ bóng chuyền hiện có tại Nam Việt Sport

3.2. Đội hình bóng chuyền 6-2

Đây là đội hình mà người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để “chuyền 2”. 3 người chơi ở hàng phía trước đều sẽ ở vị thế sẵn sàng tấn công. Trong đội hình chuyền 6-2 sẽ có 6 người giữ vai trò là tay đập, 2 người sẽ hoạt động như là một chuyền 2.

Vậy nên chúng ta cũng có thể hiểu đội hình chuyền 6-2 chính là đội hình chuyền 4-2, chuyền 2 ở hàng sau sẽ là người thực hiện chạm bóng ở lần 2.

Với đội hình 6-2 mở rộng thường sẽ có 2 chuyền 2, họ sẽ giữ nhiệm vụ chuyển lên hàng trên lẫn hàng sau mỗi lần xoay vòng đội hình, hỗ trợ cho chuyền 2. Việc nâng hàng sẽ có 2 tay đập giữa 2 tay đạp biên và luôn sẽ có 1 trong các vị trí này ở hàng trước hoặc hàng sau. Ngay khi giao bóng thì vận động viên ở hàng trước sẽ di chuyển về vị trí đứng của mình.

Đội hình này sẽ có ưu điểm là có 3 tay đập trong tư thế sẵn sàng với khả năng tấn công.

3.3. Đội hình bóng chuyền 5-1

Đội hình chuyền 5-1 sẽ có duy nhất một chuyền 2 ngay cả khi đội quay vòng đội hình và 5 tay đập. Người đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được gọi là tay đập đối diện (Opposite Hitter). 

Tay đập đối diện sẽ không đỡ bước 1 và họ chỉ đứng sau đồng đội khi đối phương phát bóng. Tay đập đối diện được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 ở vị trí hàng trên.

Ưu điểm lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập và nếu làm tốt được vai trò của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian chắn bóng, từ đó có thể làm tăng khả năng thành công khi tấn công.

Bên cạnh đó, để có những giây phút thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, bạn có thể tham khảo thêm những dụng cụ bóng chuyền, phục vụ cho quá trình chơi bóng chuyền chuyên nghiệp hơn. Nếu có nhu cầu mua các dụng cụ bóng chuyền, bạn có thể liên hệ với Nam Việt Sport qua website thethaonamviet.vn hoặc liên hệ hotline 0888 822 866 – 0934 966 860 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *