[Hướng dẫn] Cách đấm boxing đúng kỹ thuật cho người bắt đầu

Cách đấm boxing
(Last Updated On: 08/11/2023)

Boxing là môn võ thuật đòi hỏi người tập phải có nền tảng thể lực tốt. Bên cạnh đó, để tung ra được cú đấm đạt hiệu quả cao, bạn cần học cách đấm boxing đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, Nam Việt Sport sẽ giới thiệu cho bạn những cách đấm boxing cơ bản, những gì cần chuẩn bị khi tham gia tập luyện cũng như các lưu ý để quá trình tập diễn ra an toàn. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

I. Cần chuẩn bị gì khi tập đấm boxing?

Boxing chủ yếu sử dụng các nắm đấm nên bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để hỗ trợ cho việc tập luyện, đồng thời tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra lúc tập. Sau đây là những vật dụng bạn cần có trước khi bước vào tập bộ môn này:

1. Bao cát đấm bốc

Bao cát đấm bốc chuyên dụng là dụng cụ quan trọng nhất và không thể thiếu khi đấm boxing. Bạn có thể mua bao cát về tập tại nhà thay vì phải ra phòng tập nếu không có thời gian. 

Lợi ích của việc sử dụng bao cát là tăng tính đối kháng khi tập, tăng lực đấm, rèn luyện khả năng phản xạ và độ chính xác khi ra đòn. Nếu bạn là người mới thì nên chọn các loại bao cát nhẹ để cảm nhận được lực đấm và hạn chế được chấn thương.

Cách đấm boxing

Bao cát đấm bốc nên có trọng lượng nhẹ hơn trọng lượng cơ thể nhằm tránh tác động ngược lại 

2. Găng tay boxing đấm bốc

Găng tay là phụ kiện dùng cho các bài tập đấm bao cát hoặc tập luyện đối kháng. Nó có công dụng gia tăng lực cho những cú đấm, giúp cho các động tác được thực hiện chuẩn xác hơn. 

Một lợi ích khác quan trọng không kém đó là giúp người tập tránh được những đòn đánh hiểm hóc, từ đó bảo vệ tay và các điểm yếu như mặt, bụng khỏi các chấn thương khi tập luyện. 

Xem thêm:

Cách đấm boxing

Bạn nên chọn mua loại găng tay chất lượng, vừa với tay để luôn thoải mái khi tập luyện

3. Băng quấn tay boxing

Trước khi đeo găng tay, bạn cần sử dụng băng quấn tay boxing. Đây là dụng cụ giúp cố định các khớp xương của bàn tay nhằm hạn chế chấn thương khi đấm bao cát hoặc khi thi đấu. Bạn không nên quấn băng quá chặt hoặc quá lỏng để tay được thoải mái khi luyện tập.

Cách đấm boxing

Băng quấn tay và găng tay là hai dụng cụ luôn đi kèm với nhau, giúp bảo vệ người tập khỏi chấn thương

4. Giá treo bao cát

Giá treo bao cát dùng để treo bao cát lên vị trí thuận lợi cho việc tập luyện. Thiết bị này giúp bạn dễ dàng tập đấm bốc và rèn luyện khả năng phản xạ khi ra đòn. Độ cao của giá treo cần được bố trí phù hợp với người tập, từ đó giúp việc thực hiện các cú đấm đạt đúng kỹ thuật hơn.

5. Đồ bảo hộ tập boxing

Ngoài găng tay và băng quấn tay, bạn đừng quên trang bị thêm quần áo bảo hộ, mũ bảo vệ đầu hoặc các miếng lót chân tay để việc tập luyện được đảm bảo an toàn hơn.

Cách đấm boxing

Sử dụng mũ bảo hộ đầu để hạn chế những tác động xấu từ các đòn tấn công của đối thủ lên phần đầu

II. Cách đấm boxing đúng cách

1. Jab – Kỹ thuật đấm boxing cơ bản nhất

Jab được xem là một trong những đòn boxing cơ bản bởi nó chiếm đến 75% tỷ lệ sử dụng khi người tập luyện tập hay thi đấu. Tay không thuận sẽ tung ra những cú đấm thẳng với tốc độ cao và tấn công đối thủ một cách bất ngờ vào vùng mặt và hàm với lực tương đối.

Để thực hiện kỹ thuật jab, bạn cần giữ tư thế thủ, bước chân ra ngoài hơi so le rồi xoay hông để hạn chế được tầm nhìn của đối thủ vào mặt và cơ thể của bạn. Cánh tay di chuyển về phía trước theo chiều kim đồng hồ, duỗi thẳng, vai hơi nâng lên để bảo vệ đầu. Sau khi tung ra cú đấm thẳng thì thu nhanh tay về để phòng thủ.

Jab không chỉ là kỹ thuật tấn công trong boxing mà còn dùng để làm xao nhãng đối thủ, sau đó ra đòn bằng tay thuận.

Cách đấm boxing

Jab còn được gọi là cú đấm thẳng hay cú thọc thẳng trong bộ môn boxing

2. Hook – Cú móc ngang

Hook là một trong những kỹ thuật khó thực hiện nhất trong boxing bởi đối thủ luôn ở trong tư thế phòng thủ. Khi thực hiện cú đấm này, tay trái cần uốn cong khuỷu tạo thành nửa vòng tròn để ra đòn, tay phải có nhiệm vụ che chắn nhằm bảo vệ đầu. Trong khi đó, thân người hơi nhún xuống, dồn lực vào chân trụ, xoay hông và thân rồi tung cú đấm hình vòng cung về phía đối thủ. Ngay sau khi tấn công, bạn cần nhanh chóng thu tay về để phòng thủ.

Cách đấm boxing

Không chỉ phần đầu, các cú móc ngang còn được sử dụng để tấn công phần thấp hơn trên cơ thể

Kỹ thuật đấm boxing cơ bản này có thể kết hợp cùng với Jab để tạo thành chiến thuật hợp lý. Bạn có thể sử dụng các đòn Jab để làm đối phương mất tập trung, sau đó tung đòn Hook thẳng vào phần mặt và hàm khiến họ bị hạ gục ngay lập tức. 

3. Straight – đấm thẳng tay sau

Trái ngược với Jab là kỹ thuật sử dụng đòn đấm thẳng bằng tay không thuận thì Straight lại được thực hiện bằng tay thuận. Khi tung cú đấm thẳng tay sau, thân đồng thời xoay cùng chiều với cú đấm, cơ thể dồn trọng tâm về phía chân trước. Lưu ý, sau khi ra đòn xong, bạn cần thu tay về ngay để phòng vệ.

Cách đấm boxing

Straight là cú đấm boxing dùng để phản công lại đòn Jab của đối thủ

4. Uppercut – Kỹ thuật đấm boxing nguy hiểm nhất

Uppercut hay còn gọi là cú móc ngược, có thể khiến đối thủ bị mất thăng bằng ngay cả khi đối thủ đang trong tư thế phòng vệ. Kỹ thuật này ít được sử dụng trong các trận đấu boxing nhưng nó lại là đòn đấm mang tính quyết định để giành chiến thắng trước đối thủ. 

Để thực hiện đòn móc ngược, bạn cần hạ thấp tay phải xuống dưới tầm ngực của đối phương, thân người hơi xoay về bên phải, đồng thời đầu gối hơi nhún xuống. Khi tung đòn, cú đấm mạnh của tay phải hướng từ dưới lên thành hình vòng cung để tấn công vào cằm hoặc bụng của đối thủ. Lúc này, đầu gối cần được đẩy cao lên, phần hông xoay theo chiều của cú đấm.

Cách đấm boxing

Uppercut có thể tạo ra những cú đấm liên hoàn khi kết hợp với các kỹ thuật boxing khác

III. Những lưu ý an toàn khi luyện tập cách đấm boxing đúng kỹ thuật

Cách đấm boxing

Chấn thương có thể xảy ra nếu bạn chủ quan trong việc tập luyện đấm boxing

Boxing là môn võ thuật sử dụng những cú đấm mạnh tác động lên đối phương nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập hay thi đấu là rất quan trọng. Vì vậy, trước khi luyện tập, hãy kiểm tra xem bạn đã quấn băng tay đúng kỹ thuật và chắc chắn chưa nhằm tránh trường hợp các đốt xương ngón tay và cổ tay gặp chấn thương hoặc băng bị tuột khi tập luyện. 

Trong quá trình tập boxing, bạn không nên dồn hết lực vào một cú đấm mà phải tiết chế sức đấm ở mức vừa phải để không làm tay nhanh mỏi, đau hoặc chấn thương. Do đó, bạn nên xem xét lúc nào cần nhử, lúc nào cần tung đòn hạ gục đối phương để cân bằng sức cho hợp lý. 

Bên cạnh đó, để đấm boxing hiệu quả hơn, bạn nên tập các bài tập giúp tay và cổ tay dẻo dai và tăng cường sức mạnh. Hơn hết, việc thực hiện đúng kỹ thuật là điều mà người tập boxing không thể bỏ qua. Khi đấm bao cát, bạn phải nắm đấm chặt, cổ tay luôn luôn thẳng và ra đòn thật dứt khoát. Lưu ý, không nên đột ngột ra đòn mà nên tăng tốc độ dần dần. 

Xem thêm: Sản phẩm tạ tay bowflex hỗ trợ quá trình tập luyện nhằm tăng cường sức mạnh cho cơ thể.

Qua những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, Nam Việt Sport mong rằng các bạn sẽ có những chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào bộ môn boxing, đồng thời tập luyện được cách đấm boxing đúng cách để không chỉ nâng cao trình độ mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúc các bạn thực hiện thành công để tăng cường sức khỏe và có một vóc dáng đẹp, săn chắc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888 822 866