Hướng dẫn chi tiết cách làm bao cát đơn giản tại nhà giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp cho người mới bắt đầu tập võ.
Bao cát là dụng cụ tập luyện võ thuật quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua một chiếc bao đấm để tập luyện. Sau đây, Nam Việt Sport sẽ giới thiệu đến bạn cách tự làm bao đấm bốc tại nhà đơn giản và dễ dàng nhất.
Mục lục
I. Tự làm bao cát có lợi ích gì?
1. Tự điều chỉnh trọng lượng
Bao cát quá nhẹ sẽ gây khó khăn khi tập luyện vì bao dễ di chuyển quá xa khi va chạm, nhưng nếu quá nặng lại dễ gây chấn thương cho người tập. Do đó, với bao cát tự làm, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh trọng lượng sao cho phù hợp nhất với bản thân.
2. Tiết kiệm chi phí
Bao cát trên thị trường có giá dao động trên 500.000đ, nhưng nếu bạn tự chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà thì chỉ tốn khoảng 300.000đ. Hơn nữa, việc tự làm bao cát còn giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
3. Phù hợp cho người tập ở xa
Đối với người có nhu cầu tập luyện nhưng lại ở xa, không thể đến cửa hàng bán dụng cụ thể thao hoặc đang ở khu vực không có dịch vụ giao hàng thì việc tự thiết kế một chiếc bao cát phù hợp với bản thân là rất cần thiết.
II. Kinh nghiệm làm bao cát đấm bốc tại nhà
1. Chọn kích cỡ bao cát phù hợp
Thông thường, bao cát treo đấm bốc trẻ em từ 5-9 tuổi thường có đường kính khoảng 18cm, cao 80cm. Với người trên 15 tuổi, bao cát cần có đường kính khoảng 30cm và chiều cao khoảng 100cm.
2. Xác định khối lượng bao cát
Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn khi luyện tập, bạn nên làm bao cát có trọng lượng không quá 3/4 trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bạn nặng 65kg thì không nên tập với bao cát nặng hơn 48,75kg. Đối với những người mới tập võ, nên chọn bao cát nhẹ, vừa sức nhằm hạn chế chấn thương khi va vào bao cát.
3. Thiết kế bao cát điều chỉnh được trọng lượng
Nên thiết kế bao cát có khả năng thay đổi trọng lượng khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn có thể linh hoạt điều chỉnh khi bao cát bị lỗi hoặc cần tăng trọng lượng sau thời gian dài luyện tập.
III. Các nguyên liệu cần thiết để làm bao cát
1. Vỏ bao đấm bốc
Bạn có thể mua vỏ bao cát tại các cửa hàng bán dụng cụ võ thuật hoặc tự may bằng vải bố hay da simili. Thông thường, vỏ bao đấm bốc có kích cỡ chiều cao khoảng 0.8 – 1.2m và đường kính khoảng 25 – 30cm.
Theo kinh nghiệm, bạn nên thiết kế khóa phía trên đầu bao cát để có thể thay đổi ruột bao khi cần thiết. Phần đáy bao nên sử dụng da simili và may thật dày theo hình tròn hoặc gần tròn. Ngoài ra, nên luồn sâu phần đáy vào trong vỏ và không nên may các đường chỉ quá sát nhau để tránh rách bao trong quá trình tập luyện.
Đối với bao đấm bốc treo, cần thêm dây dù hoặc dây xích để treo bao cát cố định. Dây treo phải có 4 sợi với chiều dài tầm 40cm và được may tại 4 vị trí đầu mút dấu cộng đi qua tâm của bao treo.
2. Ruột bao đấm bốc
Thông thường, người mới tập võ nên dùng 100% ruột bằng vải vụn. Đối với người tập chuyên nghiệp, có thể cho thêm vụn cao su, mùn cưa, than và cát để tăng thêm trọng lượng và sức chịu đựng của bao.
Bạn có thể mua vải vụn ở các cửa hàng quần áo, một bao cát 1m sẽ cần khoảng 25 – 30kg vải vụn. Nếu chọn ruột bằng cát cần phải lọc sạch đá, sỏi, đất,… Tốt nhất là nên may nhiều túi đựng cát nhỏ, mỗi túi khoảng 2-3kg để tiện cho việc thay đổi trọng lượng.
3. Nguyên liệu khác
Cần chuẩn bị một thanh gỗ để nhồi chặt vải vụn và 3-4 miếng mút có đường kính nhỏ hơn 1cm đường kính bao cát để ngăn cát hoặc các hạt cao su dồn xuống đáy.
IV. Các bước làm bao cát đấm bốc
1. Nhồi ruột
Trước tiên, hãy kiểm tra lại vỏ bao đấm bốc để đảm bảo bao chất lượng, không bị rách. Lót miếng mút xuống đáy bao và bắt đầu nhồi khoảng 3cm vải vụn, mùn cưa.
Sau đó đặt túi xuống đất, tiếp tục dùng gậy để nhồi vải và mùn cưa vào túi cát. Khi hỗn hợp đã đạt đến 1/3 chiều cao của bao cát thì dừng lại, lót một lớp xốp tiếp theo vào bao cát lên trên cùng.
Tiếp tục nhồi chắc vải vụn và mùn cưa cho đến khi cao bằng 2/3 chiều cao của bao cát, rồi lại lót thêm lớp xốp và bao cát. Tiếp tục dùng gậy nhồi vải và mùn cưa vào bao cát để bao được nén chặt đều.
2. Buộc chặt bao cát
Nên chèn miệng bao cát bằng một tấm vải lớn để tránh ruột bao rơi ra ngoài khi tập luyện và kéo khóa lại, nếu không có khóa thì dùng dây dù chắc chắn luồn qua các lỗ trên miệng bao và thắt chặt để cố định. Cuối cùng, tìm vị trí treo lý tưởng.
V. Vì sao cần chọn nguyên liệu và làm các bước như trên?
1. Thêm cát vào làm gì?
Cát sẽ ổn định trọng lượng, giúp tập luyện tốt hơn và quỹ đạo của bao cát cũng chậm hơn. Nếu không thêm cát vào thì túi đấm sẽ rất nhẹ, bay rất nhanh và quỹ đạo không ổn định, gây khó kiểm soát và chấn thương cho người tập.
2. Vì sao phải kê nhiều lần các lớp mút?
Cát có xu hướng dồn xuống đáy túi, do đó, tấm mút sẽ giúp ổn định vị trí bao cát và phân bổ đều trọng lượng trên toàn bộ phần thân của túi đấm bốc.
3. Thêm mùn cưa để làm gì?
Mùn cưa sẽ đảm bảo trọng lượng bao cát ổn định và len lỏi vào các khoảng trống giữa các lớp vải vụn, giúp bao cát tròn đều. Ngoài ra, mùn cưa còn giúp tăng độ êm và độ nảy của bao cát khi bạn tác động tay, chân lên bao.
VI. Tiêu chí đánh giá bao đấm bốc chất lượng
Theo các chuyên gia quyền anh, bao đấm tự chế phải đáp ứng được 2 tiêu chí:
- Trọng lượng bao đấm sau khi được nhồi ruột phải phù hợp với kích thước và thông số của vỏ bao ghi trên nhãn
- Bao đấm bốc phải có độ đàn hồi tốt, không quá cứng hay quá mềm
VII. Mua vỏ bao cát đấm bốc ở đâu?
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua vỏ bao cát đấm bốc, bạn có thể tham khảo các sản phẩm này tại Nam Việt Sport. Đây là địa chỉ cung cấp dụng cụ thể thao chất lượng tại Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị còn có nhiều chính sách ưu đãi về giá thành, bảo hành, giao hàng tận nơi và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.
Hãy liên hệ hotline 0914 225 798 hoặc website thethaonamviet.vn để được Nam Việt Sport hỗ trợ lựa chọn sản phẩm bao cát phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.