Chạy bộ là môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường thể lực và sức đề kháng chống lại các virus từ môi trường. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn e ngại, chạy bộ sẽ khiến bắp chân trở nên to hơn. Vậy, chạy bộ có làm to bắp chân không? Cùng Nam Việt Sport tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
I. Chạy bộ có làm bắp chân bị to không?
Có thể nói cơ bắp sẽ dần mở rộng về phần kích thước và sức mạnh khi cơ thể vừa trải qua một giai đoạn chấn thương và phục hồi. Nghĩa là khi cơ bắp của bạn thường xuyên tập luyện với cường độ cao và những bài tập khó.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe, khi chạy bộ trong thời gian dài và cường độ cao sẽ khiến bắp chân dần trở nên to hơn bình thường, tuy nhiên việc này đa phần xảy ra với nam giới nhiều hơn là nữ giới. Bởi lượng hóc-môn tăng trưởng và testosterone của nam giới lớn hơn nhiều so với nữ giới. Nhưng để việc tập cho bắp chân to lên là rất khó, vì phải trải qua nhiều bài tập chạy bộ khổ luyện mới đạt được ngưỡng này.
Trên thực tế, nếu như phụ nữ trong quá trình chạy bộ muốn tăng kích thước bắp chân, sẽ phải tiêm thêm các loại hóc-môn tăng trưởng và testosterone, cùng với chế độ ăn uống khắc khổ, mới có thể làm to bắp chân.
Từ đó, chứng minh việc phụ nữ chỉ tập trung vào các bài tập chạy bộ thông thường sẽ rất khó khiến vùng bắp chân phát triển. Nếu phụ nữ tham gia vào những bài tập có cường độ cao, thường chỉ ở ngưỡng tiêu hao mỡ, làm cho cơ nạc dần trở nên săn chắc và rất khó để phá vỡ kết cấu bắp cơ chân và khiến chúng mở rộng to hơn.
II. Nên chạy bộ như thế nào để bắp chân không bị to?
Để hạn chế việc bắp chân phát triển về mặt kích thước, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống trong suốt quá trình tập luyện. Vì đa phần bắp chân trở nên to hơn bình thường, do được cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng, protein và hàm lượng đạm cao. Do đó, bạn cần chú ý đến chế độ giảm cân và xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý.
Từ những thông tin trên, bạn nên thay đổi khẩu phần ăn trong thời gian tập luyện. Bởi nhiều người khi họ chạy bộ quá mệt, thường sẽ nghĩ đến việc cung cấp năng lượng lại cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thức ăn, từ đó các vùng cơ trên cơ thể trở nên phát triển về mặt kích thước.
Để xây dựng thực đơn hợp lý, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khiến cơ phát triển như: chuối, lòng trắng trứng gà…nên ăn các loại rau củ quả và dùng ít tinh bột. Đồng thời, trong quá trình chạy bộ, bạn nên chạy trên địa hình phẳng, hạn chế đường dốc sẽ làm cho cơ bắp chân có thể to hơn.
Vì khi chạy bộ trên địa hình phẳng, chân của bạn chỉ bị tác động bởi trọng lực, nhưng khi chạy trên địa hình dốc chân của bạn còn bị chi phối thêm một lực giúp cơ thể và sự thăng bằng.
Bên cạnh đó, khi chạy trên địa hình dốc, cơ thể sẽ ngã về phía trước, trọng lực tác động lên chân cũng theo đó mà tăng lên. Khi cơ bắp chân của bạn đã quen với những bài tập này, sẽ khiến cho chúng ngày càng trở nên to hơn.
Một trong những mẹo khiến bạn chạy bộ nhưng bắp chân vẫn không to là chạy bằng mũi chân. Khi chạy bằng mũi chân sẽ giúp những bước đi của bạn trở nên dài hơn, tăng tốc độ so với đối thủ và hạn chế đi những lực xấu ảnh hưởng đến khớp chân.
Ngoài ra, việc sải bước chân dài và nhanh hơn sẽ giảm được sự mở rộng về kích thước của bắp chân. Đa phần, mọi người đều nghĩ việc đi bộ sẽ làm cho đùi và bắp chân trở nên thon thả, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, đi bộ chỉ làm cho những bộ phần này trở nên săn chắc và to hơn.
III. Nên làm gì sau khi chạy bộ?
Mọi người thường nghĩ rằng sau khi đi bộ chúng ta chỉ cần dừng lại và nghỉ ngơi, nhưng trên thực tế để việc đi bộ mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bạn nên thực hiện những điều sau.
- Trước hết, sau khi chạy xong bạn đi bộ đi thả lỏng người, vì khi chạy với tốc độ cao nhịp tim của bạn đang ở mức cao hơn bình thường, việc đi bộ sẽ làm cho tim dần với trạng thái bình thường, không quá đột ngột.
- Bạn nên thực hiện thêm các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ thể tránh bị đau nhức vào hôm sau. Vì sau khi chạy bộ các cơ bắp sẽ bắt đầu giãn ra, nếu tình trạng này quá đột ngột sẽ dẫn đến căng cơ.
- Trong quá trình chạy bộ, bạn sẽ mất đi rất nhiều mồ hôi và nước trong cơ thể. Vì vậy việc cung cấp nước là một điều cần thiết. Lưu ý, bạn nên uống nước thành từng ngụm nhỏ để tránh bị nghẹn.
- Khi về nhà, để hạn chế tình trạng sưng tấy từ các mô cơ, bạn cần ngâm chân vào nước đá để cơ thể bắt đầu giảm nhiệt quay về trạng thái bình thường.
- Cuối cùng, sau quá trình tập luyện chạy bộ, bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể dần lấy lại năng lượng. Tránh trường hợp tập luyện dồn vập, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh việc tập luyện tham gia các bài tập chạy bộ ở sân vận động hoặc công viên, bạn có thể sử dụng các thiết bị chạy bộ tại nhà để giảm đi những trường hợp rủi ro xấu nhất có thể như chấn thương. Những thiết bị này sẽ giúp bạn có thể đo được vận tốc, cũng như lượng calo tiêu hao từ các bài tập chạy bộ mỗi ngày. Để mua những thiết bị chạy bộ phù hợp và an toàn, bạn có thể tham khảo những sản phẩm từ website thethaonamviet.vn.