Chạy tiếp sức và những kỹ thuật quan trọng cần lưu ý

12/05/2024 127 lượt xem Máy chạy bộ Thể dục Tin tức

Chạy tiếp sức là một trong những môn thể thao thuộc lĩnh vực điền kinh. Mặc dù đây là một hoạt động khá phổ biến, nhưng để đạt được kết quả tốt, các vận động viên cần phải nắm vững những kỹ thuật chạy tiếp sức cụ thể. Kỹ thuật này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đóng vai trò riêng trong việc đạt được thành tích cao trong cuộc đua. Cùng Nam Việt Sport tìm hiểu chi tiết về chạy tiếp sức trong bài viết dưới đây!

Chạy tiếp sức là gì?

Chạy tiếp sức là một môn thể thao trong đó các đội thi đấu bằng cách lần lượt chuyển giao nhiệm vụ cho từng thành viên để hoàn thành cuộc đua. Chạy tiếp sức thuộc nhóm các môn điền kinh. Trong chạy tiếp sức 4×100, có bốn vận động viên tham gia và họ phải đưa một chiếc gậy cho nhau trong quá trình thi đấu.

Các thành viên trong đội sẽ chuyền gậy từ người này sang người khác và dừng lại khi người cuối cùng qua vạch đích. Đội nào hoàn thành cuộc đua trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng, với thời gian trung bình cho mỗi lần trao gậy là khoảng 2,2s.

Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là gì?

Người chạy đầu tiên chịu trách nhiệm khởi động cuộc đua cho đội, đây là vị trí quan trọng. Ba người còn lại tiếp tục trao gậy cho nhau theo đúng quy trình. Khoảng cách để trao gậy là 20 mét và vị trí trao gậy phải cách vạch đích ít nhất 10 mét. Trong khi thi đấu, các vận động viên cần tuân thủ các quy định về vị trí và cự ly để đảm bảo việc trao gậy diễn ra chính xác.

Luật chạy tiếp sức trong thi đấu

Chạy tiếp sức các luật chơi và quy định sẽ được thông báo cho mỗi người chơi để các phần thi được diễn ra thuận lợi.

Đối với gậy tiếp sức

Đối với các giải đấu điền kinh thì gậy tiếp sức được quy định phải làm từ các vật liệu cứng như gỗ, kim loại,…Gậy sẽ có dạng ống rỗng chu vi từ 12 – 13cm và độ dài khoảng 28 – 30 cm. Gậy thường có trọng lượng tối thiểu là 50g.

Đối với gậy tiếp sức
Đối với gậy tiếp sức

Luật khi chạy

Đối với các vận động viên phải chạy trong ô đường chạy của mình và không được phép lấn sang ô của các đội khác. Trong suốt thời gian chạy thì người chạy cầm gậy trong tay và không được để rơi gậy.

Cách trao và nhận gậy 

Trên quãng đường chạy sẽ có đoạn đường dài 20cm để trao gậy. Trong đó 10m đầu tiên là của người trao gậy và 10m tiếp theo là của người nhận gậy. Phạm vị này sẽ được đánh dấu một cách rõ ràng trên đường chạy. Như vậy, khi nhận được gậy vận động viên sẽ không được phép chạy ra khỏi phạm vi này cho đến khi các đội khác hoàn thành việc trao gâỵ.

Cách trao và nhận gậy 
Cách trao và nhận gậy

Kỹ thuật chạy tiếp sức trong từng giai đoạn

Bên cạnh việc sắp xếp các vị trí phù hợp dành cho các vận động viên thì khi thi đấu chạy tiếp sức mỗi vận động viên sẽ được trang bị đầy đủ những kỹ thuật chạy. Điều này sẽ đảm bảo được tối đa vận tốc và để không tốn thời gian. Kỹ thuật này sẽ được chia nhỏ thành từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn xuất phát

Trong chạy tiếp sức, các thành viên phải tuân thủ các kỹ thuật xuất phát tùy thuộc vào vị trí của mình trong đội. Đối với người đầu tiên, tư thế xuất phát thấp là bắt buộc.

Cách thực hiện bao gồm:

  • Chân thuận đặt vào bàn đạp trước, chân không thuận đặt vào bàn đạp sau.
  • Tay đặt phía sau vạch xuất phát, các ngón tay cong lên như hình vòng cung.
  • Tay phải chỉ sử dụng ngón trỏ và ngón cái để chống, các ngón khác cầm gậy.
  • Khi nghe hiệu lệnh còi, người chạy hướng về phía trước, nâng mông cao hơn vai và sau đó chạy nhanh nhất có thể với mắt hướng thẳng.
Giai đoạn xuất phát
Giai đoạn xuất phát

Những người ở vị trí 2, 3, và 4 sử dụng tư thế xuất phát 3 điểm: hai chân và một tay chống xuống đất, đầu quay lại phía sau để quan sát đồng đội, và tay còn lại sẵn sàng để nhận gậy.

Giai đoạn tăng tốc

Người chạy đầu tiên phải đẩy mạnh bằng hai chân kết hợp với hai tay để tăng tốc ngay khi nghe thấy hiệu lệnh còi, giúp tạo lợi thế cho đội. Những người ở vị trí 2, 3, và 4 cần sẵn sàng để nhận gậy và tăng tốc ngay khi nhận được để hoàn thành phần chạy của mình.

Giai đoạn tăng tốc
Giai đoạn tăng tốc

Giai đoạn chạy giữa quãng

Trong những chặng dài, giai đoạn giữa quãng là lúc để các vận động viên ổn định tốc độ và điều hòa nhịp thở, chuẩn bị cho giai đoạn bứt tốc. Hiệu quả đạp sau là yếu tố quan trọng, cần thực hiện mạnh mẽ và dứt khoát. Việc đánh tay cần so le với chuyển động của chân để duy trì sự thăng bằng.

Giai đoạn chạy giữa quãng
Giai đoạn chạy giữa quãng

Giai đoạn chạy về đích

Khi còn cách vạch đích 15-20m, vận động viên cần bứt tốc để giao gậy cho đồng đội, giúp giảm thời gian và tăng khả năng thắng cuộc. Trong giai đoạn này, người chạy nên ngả người về phía trước để tăng lực đẩy và giữ cho hai chân cách nhau đủ xa để không cản trở nhau khi chạy.

Giai đoạn chạy về đích
Giai đoạn chạy về đích

Giai đoạn chạy đường vòng

Đường vòng là phần chạy phổ biến trong các sân vận động. Để chạy hiệu quả trên đường vòng, vận động viên nên:

  • Chạy sát mép trong của đường, nghiêng người về bên trái với bàn chân hơi xoay.
  • Độ nghiêng càng lớn, tốc độ càng cao. Tuy nhiên, khi sắp ra khỏi đường vòng, cần giảm tốc và thẳng người để tránh mất thăng bằng và ngã.
Giai đoạn chạy đường vòng
Giai đoạn chạy đường vòng

Giai đoạn trao tín gậy

Trao gậy là kỹ thuật quan trọng trong chạy tiếp sức, có thể ảnh hưởng đáng kể đến thời gian hoàn thành.

Có hai cách trao gậy phổ biến:

  • Trao từ dưới lên: Người nhận gậy giang tay ra sau, lòng bàn tay úp xuống, người trao gậy đưa gậy từ dưới lên vào giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Trao từ trên xuống: Người nhận gậy ngửa lòng bàn tay lên, người trao đặt gậy từ trên xuống để trao nhanh và dễ dàng hơn.
Giai đoạn trao tín gậy
Giai đoạn trao tín gậy

Chọn kỹ thuật trao gậy phù hợp giúp đảm bảo quá trình chuyển gậy diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Một số lưu ý khi tham gia chạy tiếp sức

Theo các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp, để có được hiệu suất tốt nhất trong các cuộc thi chạy tiếp sức, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Thực hiện các bài tập khởi động nhẹ để làm nóng cơ thể và chuẩn bị cho quá trình vận động cường độ cao. Điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương do vận động đột ngột và giúp tăng hiệu suất chạy.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt là điều quan trọng. Đặc biệt, bạn nên chọn một đôi giày vừa vặn, nhẹ và hỗ trợ tốt để tăng tính ổn định khi chạy.
  • Để chuẩn bị cho cuộc thi, vận động viên cần có một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng. Đảm bảo bạn có đủ năng lượng và uống đủ nước để duy trì sức bền trong suốt cuộc đua.
  • Sau khi hoàn thành quãng đường chạy, bạn không nên dừng lại ngay lập tức. Thay vào đó, hãy tiếp tục chạy chậm dần và từ từ dừng hẳn. Điều này giúp tránh tình trạng căng cơ và chóng mặt do nhịp tim thay đổi đột ngột.
Một số lưu ý khi tham gia chạy tiếp sức
Một số lưu ý khi tham gia chạy tiếp sức

Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chạy tiếp sức và các quy định, kỹ thuật của bộ môn này. Để có thể mua được các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình bạn luyện tập. Bạn hãy đến ngay Nam Việt Sport để được tư vấn về các sản phẩm hỗ trợ như máy chạy bộ phù hợp nhất nhé!

Xem bài viết hữu ích:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *