Có mấy kiểu nhảy cao? Các kỹ thuật nhảy cao hiệu quả

19/06/2023 534 lượt xem Thể thao trường học Thể thao Tin tức

Để có một thể chất vững vàng, cơ thể dẻo dai, cơ bắp linh hoạt, việc tập luyện thể thao đúng cách và điều độ là hết sức cần thiết. Nếu bạn đam mê thể thao, có thể lựa chọn nhảy cao làm bộ môn theo đuổi giúp rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. Hãy cùng Nam Việt Sport tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây để biết có mấy kiểu nhảy cao cơ bản.

1. Nhảy cao là gì?

1.1. Định nghĩa bộ môn nhảy cao

Nhảy cao (High Jump) còn có tên gọi khác là nhảy xà. Đây là bộ môn thể thao phổ biến thường gặp ở nhiều trường học và là một phần không thể thiếu trong các sự kiện điền kinh chính thức. Trong Thế vận hội Olympic, nhảy cao đã trở thành biểu tượng hấp dẫn mang vẻ đẹp thể thao trên toàn thế giới.

Trước khi tập luyện môn nhảy cao, bạn cần tìm hiểu về các kiểu nhảy cao để lựa chọn và theo đuổi phong cách phù hợp. Nhảy cao không chỉ đòi hỏi sức bền, tính kiên nhẫn, mà còn thử thách tài năng về sức bật của người chơi. Trong quá trình nhảy, người chơi không được phép chạm hay làm rơi thanh xà. Mọi tư thế đều dựa vào sức mạnh và kỹ thuật của bản thân.

Có mấy kiểu nhảy cao
Nhảy cao yêu cầu người chơi vận dụng toàn bộ sức mạnh và kỹ thuật của bản thân

1.2. Kỷ lục nhảy cao thế giới

Kỷ lục nhảy cao thế giới dành cho nam: Javier Sotomayor – một vận động viên người Cuba đã tạo nên danh tiếng vang dội trong lịch sử nhảy cao thế giới. Khi còn là một thiếu niên trẻ tuổi, ông đã cho thấy tiềm năng phi thường với những pha nhảy cao vượt qua ngưỡng 2 mét.

Đáng kinh ngạc là Sotomayor không ngừng cải thiện và phá vỡ chính kỷ lục của mình. Năm 16 tuổi, ông đạt kỷ lục mới ở độ cao 2,33 mét. Đến năm 1984, ông tiếp tục vượt qua giới hạn, đạt 2,36 mét. Năm 1989, ông lại thành công với độ cao 2,43 mét, trước khi nâng cao kỷ lục thế giới lên đến 2,45 mét vào năm 1993.

Kỷ lục nhảy cao thế giới dành cho nữ: Stefka Kostadinova – vận động viên người Bulgaria đã chứng tỏ sự phi thường của bản thân khi thiết lập mức kỷ lục nhảy cao nữ thế giới vào năm 1987. Sau đó một năm, bà tiếp tục lập thành công ở mức kỷ lục 2,08 mét. Và sau 30 năm, vẫn là bà với kỷ lục nhảy cao thế giới 2,09 mét.

Tìm hiểu thêm về thông tin người nhảy cao nhất thế giới

2. Có mấy kiểu nhảy cao?

Có 4 kiểu nhảy cao cơ bản đó là:

2.1. Nhảy cao kiểu lưng qua xà

Đây là một kỹ thuật nhảy đầy mạo hiểm và đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ. Bởi lúc này vận động viên nhảy cao sẽ dồn hết trọng lực của cơ thể vào một lần duy nhất, sau đó bật cả hai chân lên không trung và vượt qua xà với tốc độ chính xác.

Nhảy cao lưng qua xà được xem là kiểu nhảy điêu luyện, thường thực hiện bởi vận động viên nam. Do họ có nhiều sức mạnh đủ để đẩy người lên cao và vượt qua chướng ngại vật trước mắt. Mỗi pha tiếp đất đều có mức độ mạo hiểm cao, nhưng đó cũng là cơ hội để vận động viên thể hiện tài năng.

Có mấy kiểu nhảy cao
Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà cần được điều chỉnh tinh tế trong các chuyển động

2.2. Nhảy cao kiểu úp bụng

Kiểu nhảy cao úp bụng là kỹ thuật  đầy mạo hiểm. Trái ngược hoàn toàn với nhảy cao lưng qua xà, nhảy cao úp bụng cho phép vận động viên không chỉ bay qua xà mà còn có khả năng quan sát, điều khiển tốc độ, quãng đường và cả vị trí tiếp đất. Đây là kiểu nhảy đòi hỏi sự tinh thông và luyện tập thường xuyên để đạt đến mức độ chuyên nghiệp.

Có mấy kiểu nhảy cao
Nhảy cao úp bụng mang lại cho vận động viên sự tự tin và thành công khi chinh phục đỉnh cao của bộ môn thể thao này

2.3. Nhảy cao kiểu bước qua

Đây là phương pháp nhảy cao phổ biến nhất, không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Tuy nhiên nó còn có một số hạn chế đó là nếu xà ngang được nâng lên cao quá, bạn không thể dùng sức mạnh đôi chân để bước qua xà ngang.

2.4. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Nhảy cao nằm nghiêng là một kiểu nhảy yêu cầu phối hợp nhịp nhàng của cả hai chân với độ khéo léo của cơ thể. Khi tăng tốc và tiến gần đến vị trí nhảy, vận động viên dùng chân không thuận làm chân trụ đẩy cơ thể lên cao bằng chân thuận, vượt qua xà mà không chạm vào nó.

Có mấy kiểu nhảy cao
Nhảy cao nằm nghiêng cũng là kỹ thuật được nhiều người sử dụng

2.5. So sánh các kiểu nhảy cao

Nhìn chung, mỗi kiểu nhảy cao đều có những đặc điểm khác biệt, phù hợp với từng thể trạng và sở trường của vận động viên. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là tư thế tiếp đất.

Nếu so sánh giữa nhảy cao kiểu nằm nghiêng và kiểu nhảy cao bước qua, bạn sẽ thấy cả hai kỹ thuật đều có tư thế tiếp đất khác nhau hoàn toàn. Đối với kiểu nhảy cao bước qua, thân trên của người nhảy sẽ nằm thẳng đứng, giữ được trọng tâm và dễ kiểm soát. Trong khi đó, với nhảy cao kiểu nằm nghiêng, bắt buộc bạn phải kiểm soát tốt phần thân trên sao cho chuyển từ trạng thái vuông góc sang song song với xà.

3. Kỹ thuật nhảy cao như thế nào?

3.1. Kỹ thuật cơ bản

Sau khi giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những kỹ thuật nhảy cao cơ bản. Đối với những người mới bắt đầu, việc làm quen các kỹ thuật nhảy cao là điều quan trọng.

Trước tiên, bạn cần xác định điểm nhảy theo thể trạng và mục tiêu. Để xác định điểm giậm nhảy chính xác, hãy đứng thẳng, mặt và thân hơi nghiêng về phía ⅓ độ dài của xà, chân duỗi thẳng hướng sang bên, đồng thời tay chạm nhẹ vào xà. Nếu bạn đá chân duỗi ra trước và chạm vào xà ngang, có nghĩa là độ chạy đà quá lớn, cần điều chỉnh bằng cách xoay mũi chân để giậm nhảy ra bên ngoài.

Để có điểm giậm nhảy hợp lý, nên duy trì chân duỗi ra mà không chạm vào xà một khoảng cách 0,1m. Điều này đồng nghĩa với việc điểm chạm đất của bàn chân bắt buộc rơi đúng vào điểm giậm nhảy đã định. Bên cạnh đó, để có độ chạy đà vừa phải, cự ly của quãng đường nên nằm trong khoảng 5 – 9 bước chân.

Có mấy kiểu nhảy cao
Bạn cần xác định vị trí giậm nhảy và chạy đà hợp lý với thể lực và mục tiêu của mình

3.2. Trong nhảy cao giai đoạn nào quan trọng nhất? Vì sao?

Trong môn nhảy cao, việc tập luyện không chỉ đơn thuần là những động tác vật lý, mà còn là sự phối hợp linh động giữa sức mạnh, kỹ thuật và khả năng tập trung. Thông thường, người tập sẽ trải qua 4 giai đoạn, đó là:

3.2.1. Giai đoạn chạy đà

Khi nhận được tín hiệu xuất phát, bạn cần dồn hết sức và chạy đến vị trí giậm bật để thực hiện động tác giậm nhảy chính xác. Giai đoạn chạy đà khá quan trọng, nó giúp bạn khởi đầu với tốc độ phù hợp và chuẩn bị tốt cho những bước tiếp theo.

Có mấy kiểu nhảy cao
Giai đoạn chạy đà tạo tiền đề để thực hiện các động tác tiếp theo

3.2.2. Giai đoạn giậm chân, bật người

Giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung tối đa từ việc giậm chân đúng thời điểm cho đến khi cơ thể bật lên cao. Có thể nói, giai đoạn chạy đà là yếu tố quyết định tính hiệu quả của giai đoạn giậm nhảy, bởi vì nếu bạn chạy đà nhanh, giậm nhún mạnh sẽ tạo nên độ bật nhảy cao và chắc chắn.

3.2.3. Giai đoạn vượt xà

Trong giai đoạn này, vận động viên cần bay lên không trung và vượt qua thanh xà ngang, để đạt được thành tích vượt trội nhất. Sau khi nhảy, người chơi cần điều chỉnh tư thế và động tác khéo léo, để tránh va chạm hoặc rơi xuống chạm thanh xà.

Có mấy kiểu nhảy cao
Vận động viên cần vượt qua thanh xà ngang để đạt được thành tích vượt trội

3.2.4. Giai đoạn tiếp đất

Đây cũng là thời khắc quan trọng trong các bộ môn nhảy cao. Lúc này chân sẽ tiếp đất và đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu.

Vậy trong 4 giai đoạn, đâu là giai đoạn quan trọng nhất? Câu trả lời đó là giai đoạn chạy đà và giai đoạn giậm nhảy. Bởi vì chạy đà nhằm mục đích tạo lực và tốc độ giúp đẩy toàn thân rơi vào vùng giậm nhảy, tiếp theo, chân giậm sẽ dồn lực phóng cả người bay lên cao hơn xà ngang, giúp bạn vượt xà thành công.

4. Luật nhảy cao

4.1. Quy định cơ bản trong cuộc thi nhảy cao

  • Các vận động viên sẽ được rút thăm thứ tự nhảy cao một cách ngẫu nhiên, đảm bảo sự minh bạch và công tâm.
  • Các vận động viên phải giậm nhảy bằng 1 chân. Nghiêm cấm các hình thức dùng hai chân chạm đất để bật nhảy qua, bước qua hoặc không có nhịp nghỉ giậm chân.
  • Khi một vận động viên bắt đầu thi đấu, các vận động viên khác không được dùng khu vực chạy đà hoặc khu giậm nhảy để tập luyện.

Bạn sẽ bị phạm quy nếu:

  • Vận động viên chạm và làm rơi xà ngang.
  • Vận động viên chạm đất ở khu vực ngoài vùng quy định.
  • Điểm rơi khi qua xà của mỗi động viên sẽ do trọng tài phân tích và quyết định lần nhảy đó có đạt hay không.

Mỗi người tham gia cuộc thi đều được phân phối 3 lượt nhảy. Nếu thất bại hoặc vi phạm nội quy trong 3 lượt nhảy, người đó sẽ bị loại khỏi những lượt nhảy tiếp theo. Trường hợp có 2 vận động viên cùng đạt kết quả tốt nhất, ban tổ chức sẽ cho phép thực hiện cuộc thi tiếp để tìm ra người chiến thắng cuối cùng.

4.2. Các lưu ý khác

  • Đường chạy đạt chuẩn sẽ độ dài tối thiểu là 15m. Tuy nhiên, nếu có điều kiện về quy mô lớn, độ dài tối thiểu là 25m để đảm bảo sự thoải mái cho vận động viên.
  • Trong giai đoạn chạy đà và giậm nhảy, độ nghiêng tối đa của khu vực quy ước không vượt quá 1/250 theo hướng điểm giữa xà ngang.
  • Khu vực giậm nhảy phải được làm phẳng để đảm bảo sự ổn định, giúp vận động viên thực hiện các động tác chính xác và an toàn.
  • Khi thi đấu, vận động viên được phép dùng một hoặc hai vật đánh dấu, để hỗ trợ việc chạy đà và giậm nhảy. Tuy nhiên, các vật liệu cần dễ xóa ngay sau đó.
  • Trong quá trình chạy đà, việc đo đạc là vô cùng quan trọng, giúp vận động viên vượt qua thanh xà với thành tích cao nhất.

Bài viết trên đây của Nam Việt Sport đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về bộ môn nhảy cao, cũng như giải đáp thắc mắc “có mấy kiểu nhảy cao”. Qua đó hỗ trợ bạn luyện tập đúng cách để đạt được thành tích đáng nể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *