Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho người mới

ky thuat da cau bang mu ban chan

Đá cầu là một bộ môn thể chất thường xuất hiện ở trường học hay công viên giúp rèn luyện sức khỏe, độ dẻo dai của đôi chân. Bên cạnh đó, luyện tập đá cầu còn giúp tăng cường khả năng phản xạ của mắt và rất phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu bạn muốn cải thiện khả năng chơi đá cầu của mình thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nam Việt Sport về kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân đơn giản, hiệu quả cho người mới bắt đầu.

ky thuat da cau bang mu ban chan

I. Những yếu tố để trở thành người chơi đá cầu giỏi

1. Năng khiếu có sẵn

Đá cầu là một môn thể thao cần sự kết hợp nhịp nhàng giữa một đôi chân linh hoạt, dẻo dai và đôi mắt nhanh nhẹn. Đó cũng là lý do mà những người chơi có năng khiếu thiên bẩm sẽ có lợi thế hơn để trở thành người chơi đá cầu giỏi. Tuy nhiên, mọi sự dẻo dai, linh hoạt của chân và mắt này đều có thể bù đắp lại bằng sự quyết tâm rèn luyện thường xuyên.

Xem thêm bài viết cung cấp kiến thức có liên quan: Một số bài tập giúp cải thiện chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì

2. Thái độ tập luyện

ky thuat da cau bang mu ban chan

Để có thể chơi đá cầu ở mức cơ bản, người chơi chỉ cần rèn luyện trong một thời gian nhất định với thái độ luyện tập khá đơn giản thì bạn đã có thể đạt đến trình độ cơ bản để chơi hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải luyện tập thường xuyên, nếu không thì người chơi sẽ không nâng cao được năng lực đá cầu. Ngoài ra, thái độ tập luyện không nghiêm túc, hời hợt cũng làm ảnh hưởng đến trình độ chơi đá cầu của bản thân.

3. Đúng kỹ thuật

ky thuat da cau bang mu ban chan

Trên thực tế, hầu hết những người chơi đá cầu không thể nâng cao trình độ của mình là vì lý do họ chưa nắm và thực hiện đúng kỹ thuật đá cầu. Việc chơi đá cầu bằng không đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ gây ra chấn thương cho cơ thể.

4. Trang phục chơi phù hợp

Giày và trang phục trong quá trình đá cầu cũng là một trong những yếu tố để giúp trình độ đá cầu cải thiện tốt hơn. Việc bạn chọn giày phù hợp với chân sẽ giúp cho bản thân thoải mái hơn trong quá trình vận động, hạn chế một số chấn thương không mong muốn khi chơi. 

Có 2 loại giày phổ biến được nhiều người tin tưởng lựa chọn để chơi cầu đó là:

4.1. Giày mỏ vịt

ky thuat da cau bang mu ban chan

Các loại giày mỏ vịt được làm từ da lộn hoặc da công nghiệp sẽ mang đến cảm giác thoải mái khi mang. Với phần mu bàn chân được thiết kế to hơn các loại giày thông thường, nhìn như hình mỏ vịt sẽ làm tăng khả năng đỡ cầu và cứu cầu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phần mỏ vịt của loại giày này cũng là nguyên nhân gây khó khăn khi di chuyển và chỉ thích hợp mang để chơi đá cầu.

4.2. Giày thể thao

ky thuat da cau bang mu ban chan

Giày thể thao là những loại giày thường được làm từ chất liệu vải nên chúng có thể mang để chơi nhiều bộ môn khác nhau, từ đá cầu đến chạy bộ hay sử dụng hằng ngày. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều mẫu mã giày thể thao với chất liệu đa dạng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn mới tập chơi thể thao, đặc biệt là đá cầu, loại giày này sẽ khá bất tiện khi mang để tâng cầu, sút hoặc móc cầu.

II. Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Theo các vận động viên chuyên nghiệp, tâng cầu là bước đầu tiên để giúp bạn đỡ trúng cầu khi đối phương phát cầu tấn công. Do đó, đây là một kỹ thuật tâng cầu cơ bản nhất mà người mới chơi cần nắm rõ. Thông thường, kỹ thuật này sẽ được các vận động viên thực hiện trước mỗi trận đấu để làm quen với cầu và tăng khả năng phản xạ.

Trong kỹ thuật tâng cầu này, người chơi không nên đỡ quả cầu quá mạnh. Điều này giúp cầu sẽ dễ dàng rơi trúng vị trí chân của mình hơn.

1. Tư thế chuẩn bị

ky thuat da cau bang mu ban chan

Đầu tiên, bạn nghiêng người về phía trước khoảng chừng 5 – 10 độ. Chân tung cầu đứng song song với chân làm trụ, đồng thời cả hai chân phải tạo ra một góc vuông với mặt đất. Riêng phần đầu gối phải có độ cong từ 10 – 15 độ để giữ cho cơ thể thăng bằng. Với tư thế đứng này, việc thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, phần tay cùng phía với chân làm trụ của bạn phải được duỗi thẳng hoặc có sự chuyển động linh hoạt. Phương pháp này nhằm giúp bạn giữ sự thăng bằng dễ hơn khi thực hiện các động tác kỹ thuật tâng cầu.

2. Thực hiện tâng cầu

ky thuat da cau bang mu ban chan

  • Để thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, trước hết, bạn hãy đứng với tư thế chân trước chân sau, trong đó, chân thuận dùng để phát cầu cần đặt ở phía sau nhằm lấy đà. Bàn chân còn lại đặt ở phía trước, vuông góc với đường biên ngang.
  • Mũi bàn chân phải cách đường giới hạn để phát cầu khoảng tầm 20cm và cách đường biên ngang ít nhất là 20cm.
  • Kỹ thuật phát cầu cũng gần như tương tự với kỹ thuật phát bóng trong bóng đá. Bạn thực hiện chống mũi bàn chân phát cầu của mình và hơi xoay ra phía ngoài. 
  • Xoay chân làm sao cho chân tạo thành một góc khoảng 45 độ so với mặt đất. 2 bàn chân đồng thời cách nhau khoảng 40cm và thân người nghiêng về phía trước một chút. Đây cũng là điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ trong việc thực hiện kỹ tâng cầu bằng phần mu bàn chân chính diện.

III. Một số kỹ thuật cơ bản khác dùng để tâng cầu

Ngoài kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, bạn cần hỏi thêm một số kỹ thuật khác để bổ trợ kỹ năng tung cầu tốt hơn, đồng thời luyện tập độ nhạy bén trong khả năng xử lý tình huống khi chơi cầu. Trong đó, hai kỹ thuật là tâng cầu bằng đùi và tâng cầu bằng má trong bàn chân được nhiều người áp dụng, chi tiết như sau:

1. Tâng cầu bằng đùi

ky thuat da cau bang mu ban chan

Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi thường được sử dụng cho các tình huống cầu bay chính diện. Để rèn luyện nâng cao kỹ năng này bạn cần đứng ở tư thế chân trước, chân sau. Phần thân người đứng thẳng và mắt nhìn thẳng về trước. Sau đó, nâng đùi lên sao cho phần đùi song song với mặt đất, phần cẳng chân hướng thẳng xuống đất rồi hạ chân xuống. Bạn chỉ cần lặp lại các động tác trên để luyện tập kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.

2. Tâng cầu bằng má trong của bàn chân

ky thuat da cau bang mu ban chan

Kỹ thuật tâng cầu bằng má trong của bàn chân dùng để đỡ cầu đến từ phía chính diện. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng để tâng cầu giúp làm mồi cầu cho các đồng đội. Để thực hiện động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân, bạn chỉ cần đứng thẳng với khoảng cách giữa hai chân nhỏ hơn hoặc rộng bằng vai. Tay thuận cầm cầu ngang với thắt lưng và ánh mắt hướng về mặt trước.

Tiếp đến, tâng cầu bay lên cao và mắt nhìn theo đường cầu đi để nhanh chóng di chuyển về hướng cầu rơi xuống. Khi cầu gần tới thì bạn dùng má trong của bàn chân hướng lên cao để đỡ cầu.

Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là kỹ thuật mà các vận động viên đá cầu từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư thường xuyên sử dụng. Nhưng để sử dụng thành thạo những kỹ năng này thì đòi hỏi người chơi phải rèn luyện và trau dồi thường xuyên kỹ năng của mình hơn. Qua bài viết trên, Nam Việt Sport hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về bộ môn thể thao này để có thể nâng cao trình độ đá cầu cũng như cải thiện sức khỏe của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *