Kỹ thuật nhảy cao và những quy định về luật nhảy cao

nhay cao

Nhảy cao là bộ môn thể dục thể thao phổ biến, đã được đưa vào giảng dạy chính thức tại các trường cấp 2, cấp 3, đại học hay thậm chí là trong thi đấu thể thao. Sau đây, Nam Việt Sport sẽ chia sẻ đến bạn đọc những giai đoạn của nhảy cao và hướng dẫn thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật nhất.

nhay cao

I. Nhảy cao là gì?

Nhảy cao là môn thể thao phối hợp giữa động tác chạy với động tác giậm nhảy để làm thay đổi quỹ đạo của trọng tâm cơ thể khi vượt qua xà ngang.

II. Tác dụng của việc nhảy cao

nhay cao

  • Giúp phát triển sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo và đặt biệt là sức bật
  • Rèn luyện cơ thể, vượt qua giới hạn của bản thân
  • Giúp cơ thể sản sinh ra nhiều axit lactic, kích thích sản sinh thêm cơ, tăng sự dẻo dai, khỏe mạnh, tránh được các tổn thương khi phải chuyển hướng, hoặc né tránh vật cản đột ngột
  • Giúp bạn đốt cháy nhiều mỡ thừa giúp cơ thể săn chắc, thon gọn hơn

III. Các động tác và kỹ thuật nhảy cao cơ bản

1. Chạy lấy đà

nhay cao

Giai đoạn này tính từ khi chạy đà đến khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy với nhệm chính là tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị cho động tác giậm nhảy.

Tốc độ chạy phải tăng dần và đạt cao nhất ở bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Cơ cấu của chạy đà gần giống trong chạy ngắn nhưng tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu và chiều dài các bước có những đặc điểm riêng. Giai đoạn cuối cùng của chạy đà là giậm nhảy nên nhịp điệu và tần số bước, đặc biệt là ba, bốn bước cuối cùng có sự thay đổi thích hợp.

>>> Bạn đang muốn tìm địa chỉ mua trụ nhảy cao uy tín, chất lượng mà giá thành lại phải chăng? Cùng Nam Việt Sport tham khảo ngay sản phẩm trụ nhảy cao

2. Giậm nhảy

nhay cao

Giai đoạn này được tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy đến khi chân rời khỏi mặt đất. Khi đặt chân vào chỗ giậm, vận động viên cần thực hiện nhanh, mạnh, đồng thời thẳng chân, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân đặt vào chỗ giậm nhảy phải ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể.

Khi chân giậm nhảy đưa về trước càng nhiều thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao. Nhiệm vụ của bước giậm nhảy là thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể nên sau khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy, chân giậm phải gập lại ở khớp gối, khớp hông và cả thân người trên của vận động viên hơi ngả về trước.

Động tác giậm nhảy được thực hiện nhanh chóng bằng cách duỗi các khớp như khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân. Lúc người nhảy vươn thẳng người tạo tốc độ bay ban đầu là cơ sở để nâng thân người lên theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc vào độ lớn của phản lực khi giậm nhảy.

Động tác đá lăng chân và đánh lăng tay có tác dụng làm tăng cho tốc độ giậm nhảy tăng. Góc độ này được xác định bởi độ nghiêng của chân giậm nhảy so với mặt đất lúc kết thúc động tác.

3. Bay trên không

Giai đoạn này được tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ giai đoạn bay trên không là nâng cao hiệu quả qua xà, giữ thăng bằng và tạo điều kiện cho người nhảy với chân về trước để đạt thành tích cao nhất. 

Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất, trọng tâm cơ thể di chuyển theo một đường bay nhất định, phụ thuộc vào tốc độ bay, góc độ bay và lực cản không khí. Ngoài ra, góc độ bay được tạo bởi tốc độ nằm ngang và tốc độ thẳng đứng của cơ thể khi kết thúc giậm nhảy.

Lúc này sự di chuyển của trọng tâm một bộ phận cơ thể nào đó sẽ gây ra hoạt động di chuyển bù trừ ở các bộ phận khác theo hướng ngược lại.

4. Rơi xuống đất

nhay cao

Giai đoạn này tính từ khi bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc chuyển động của thân người dừng lại. 

Trong nhảy cao, giai đoạn rơi xuống đất có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người nhảy, nhưng trong nhảy xa và nhảy ba bước nó có tác dụng giữ và nâng cao thành tích. Vì vậy, người nhảy phải tận dụng hết đường bay của trọng tâm cơ thể và cố gắng đưa chân xa về phía trước.

IV. Một số quy định mới nhất về nhảy cao

nhay cao

1. Cuộc thi

Vận động viên rút thăm trước khi thực hiện các lần nhảy. Trước khi bắt đầu cuộc thi, trọng tài giám thông báo cho các vận động viên mức xà khởi điểm và mức xà nâng tiếp theo cho tới khi chỉ còn một vận động viên thắng cuộc, hoặc có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên

Bên cạnh đó, các vận động viên giậm nhảy bằng 1 chân. Khi vận động viên bắt đầu thi đấu, các vận động viên khác không được sử dụng khu vực chạy đà hoặc khu vực giậm nhảy để tập. Ngoài ra, vận động viên sẽ bị tính là vi phạm lỗi nếu: 

  • Làm rơi xà
  • Vận động viên giậm nhảy không vượt xà ngang mà chạm đất ở khu vực ngoàì mặt phẳng tạo bởi hai cạnh của 2 cột xà, kể cả ở giữa hoặc bên ngoài hai cột xà.
  • Tuy nhiên, nếu khi nhảy, vận động viên chạm chân vào khu vực rơi xuống và theo ý kiến của trọng tài là không tạo thêm lợi thế nào thì lần nhảy đó không bị coi là hỏng. 
  • Mức xà bắt đầu nhảy của một vận động viên do người đó quyết định, hoặc do tổ trọng tài đề xuất. Trong luật thi đấu nhảy cao, vận động viên nhảy hỏng 3 lần liên tiếp sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
  • Mức xà mới cần được các trọng tài đo trước khi vận động viên thực hiện phần thi của mình. Các trọng tài sẽ đo lại mức xà nhảy ở mỗi lần nhảy, tức là ngay sau khi một vận động viên nhảy xong thì trọng tài sẽ đo lại xà, tránh trường hợp vận động viên đó tác động tới xà.

Sau khi các vận động viên khác đã bị loại, một vận động viên còn lại được tiếp tục nhảy cho tới khi mất quyền nhảy tiếp. Nếu bạn là người thắng cuộc thì độ cao mà xà ngang được nâng lên sẽ do bạn quyết định, có tham khảo ý kiến của trọng tài giám định hoặc trọng tài giám sát liên quan. Mỗi vận động viên được ghi thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm những lần nhảy phân thắng bại ở vị trí đầu tiên

2. Khu vực chạy đà và giậm nhảy

  • Đường chạy đà có độ dài tối thiểu là 15m tuy nhiên trong một số cuộc thi quốc tế như Olympic thì kích thước này khoảng 25m
  • Độ nghiêng tối đa của khu vực chạy đà và giậm nhảy không vượt quá 1/250 theo hướng tới điểm giữa của xà ngang
  • Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng, đạt chuẩn
  • Vật đánh dấu: vận động viên có thể sử dụng 1 hoặc 2 vật đánh dấu (được cung cấp bởi ban tổ chức) để giúp mình trong chạy đà và giậm nhảy. Nếu không có vật đánh dấu, vận động viên có thể sử dụng băng dính nhưng không được dùng phấn hoặc những chất tương tự để tạo thành dấu không xoá được

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bộ môn nhảy cao cũng như hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao chuẩn nhất. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình luyện tập của mình, bạn có thể liên hệ với Nam Việt Sport qua đường dây nóng 0888 822 866 hoặc truy cập vào website thethaonamviet.vn để tham khảo các dụng cụ tập thể thao chính hãng, chất lượng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *