Hướng dẫn kỹ thuật đá cầu cơ bản dành cho người mới bắt đầu

kỹ thuật đá cầu

Đá cầu là môn thể thao rất tốt để rèn luyện sức khỏe cũng như sự linh hoạt cho đôi chân và đôi mắt. Để trở thành người đá cầu tốt, thành thạo, người tập cần biết và nắm vững về kỹ thuật đá cầu cơ bản. Vậy kỹ thuật đá cầu cơ bản bao gồm những gì, làm sao để trở thành người đá cầu giỏi? Hãy cùng Thể Thao Nam Việt tìm hiểu bí kíp thông qua bài viết dưới đây. 

I. Đá cầu là gì? 

Đá cầu từ một trò chơi truyền thống nổi tiếng được chơi nhiều ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Khi chơi, người chơi sẽ tìm cách sử dụng chân để điều khiển quả cầu qua lại ở trên không, sao cho quả cầu không bị rơi xuống đất. Đây là môn thể thao không giới hạn người chơi, có thể một người đứng tâng cầu biểu diễn hoặc 2 người đá qua lại, hay nhiều người đứng thành vòng tròn cùng nhau đá cầu. 

Hiện nay, có 2 loại đá cầu thường gặp. Thứ nhất là đá cầu nghệ thuật, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật và luật chơi, chỉ đơn giản tâng cầu chuyền qua lại mà không chạm đất. Thứ hai là đá cầu trong thi đấu, loại này cần nhiều quy định về kỹ thuật chân, luật tâng cầu, quy định về sân đấu và cách tính điểm. 

kỹ thuật đá cầu

Đá cầu là trò chơi truyền thống từ xưa đến nay của người dân Việt Nam 

II. Lợi ích sức khỏe mà môn đá cầu đem lại 

1. Hỗ trợ tăng chiều cao

Đôi chân là bộ phận vận động nhiều nhất khi chơi đá cầu. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải sử dụng đôi chân một cách khéo léo, vươn dài chân để chạm tới cầu, từ đó giúp giãn cơ chân đồng thời giúp người chơi tăng chiều cao nhanh chóng. Người đang muốn giảm mỡ cơ bắp chân có thể theo đuổi bộ môn này.  

2. Giảm cân, giảm béo

Đá cầu giúp người chơi giảm cân, giảm béo hiệu quả và có được cơ thể cân đối khỏe mạnh. Bởi vì khi chơi, người chơi phải di chuyển liên tục để chuyển hướng cầu qua người khác, từ đó tiêu hao một lượng calo rất lớn.

Xem thêm:

3. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

Khi tập trung đá cầu, não bộ người chơi sẽ tạm ngừng suy nghĩ đến những stress, áp lực và giải phóng hoàn toàn năng lượng xấu. Hơn nữa, đá cầu còn là hình thức kết nối, giao lưu với nhiều người, tăng sự gắn kết giữa những người chơi với nhau. 

kỹ thuật đá cầu

Đá cầu không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần người chơi trở nên thoải mái, sảng khoái hơn

4.  Tăng khả năng tập trung

Đá cầu là trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao của người chơi bắt được điểm rơi của cầu để đón và tung cầu chính xác. Nhờ sự chăm chú và di chuyển cơ thể linh hoạt, người chơi có thể rèn luyện khả năng tập trung và quan sát chính xác.  

III. Kỹ thuật đá cầu cơ bản

Có nhiều yếu tố để chơi giỏi môn đá cầu, ngoài năng khiếu bẩm sinh thì phần lớn đều dựa vào sự chăm chỉ, nỗ lực của mỗi người. Để chơi được đá cầu tốt, người chơi cần nắm vững lý thuyết kỹ thuật đá cầu để không luyện tập lan man, sai cách. 

1. Cách cầm cầu đúng

Tay cầm cầu để ngang cao thắt lưng và cách người khoảng 0,3m. Cầm cầu bằng ngón tay trỏ và ngón giữa, bàn tay ngửa ra và hơi khum lại để có thể đỡ cầu. Đối với tay còn lại thì để tự nhiên. 

2. Cách phát cầu đúng kỹ thuật

Ở tư thế chuẩn bị, hai chân đứng dang rộng bằng vai, mũi chân thuận cách gót chân trước khoảng một bàn chân, chạm đất bằng nửa chân, đầu gối cong và dồn trọng tâm vào chân trước. 

Người chơi ném cầu lên cao khoảng 0,5m. Khi cầu rơi gần tiếp đất thì dùng chân tung cầu lên sao cho cầu bay lên và bay sang lưới của sân đối phương. 

Trong đá cầu, có 3 cách phát cầu qua lưới cơ bản như sau: 

  • Phát cầu chân thấp chính diện:

Kỹ thuật này thường được áp dụng phổ biến trong việc tập luyện và thi đấu với mục đích là đưa cầu vào lưới. Thông qua chiến thuật phát cầu này, vừa có thể khai thác điểm yếu của đối phương để dành điểm trực tiếp vừa có thể đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm. 

Khi thực hiện động tác, chân phát cầu để sau, chân trước đặt vuông góc và cách khoảng 20cm so với đường biên ngang. Mép ngoài của bàn chân phải cách đường giới hạn ở khu vực phát cầu tầm 20cm. 

Chân sau chống xuống đất, hơi xoay ra ngoài, chú ý để cho trục của bàn chân hợp với nhau thành góc 45 độ, 2 gót chân cách nhau một khoảng tầm 30cm – 40cm. 

Tay để tự nhiên dọc theo thân người, kết hợp với mắt luôn tập trung quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất. 

  • Phát cầu chân thấp nghiêng người:

Cũng gần giống với cách phát cầu trước đó, nhưng ở cách này, mũi chân trước để thẳng hàng một góc khoảng 45 độ so với đường cầu môn và mũi bàn chân cách đường giới hạn khoảng 30 – 40 cm. Xoay người sang phải (nếu dùng chân thuận), trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.

kỹ thuật đá cầu

Các bước tư thế phát cầu chân thấp nghiêng người

  • Phát cao chân nghiêng người 

Đây là tư thế có độ khó cao, thường áp dụng trong thi đấu. Trong tư thế này, chân trước hợp với đường biên ngang một góc khoảng 35 – 45 độ. Mũi bàn chân cách 40- 50cm so với đường giới hạn phát cầu. 

3.  Kỹ thuật tâng cầu

  • Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi

Tư thế chuẩn bị, hai chân rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt cách gót chân trước một khoảng ½ bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi cong xuống, tay thả lỏng tự nhiên, dồn trọng tâm vào bàn chân trước. 

Tung cầu lên khoảng 0.5m, cách ngực 0.2 – 0.4m, tập trung nhìn thẳng theo hướng cầu để đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co chân để đá cầu nhẹ nhàng và bay lên trên. 

  • Tâng cầu bằng mu bàn chân

Tư thế chuẩn bị, chân rộng bằng vai, phần mũi chân thuận đặt sau gót chân trước cách khoảng ½ bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, đầu gối hơi cong xuống, thả lỏng tay dọc thân tự nhiên và dồn trọng tâm vào chân trước 

Tung cầu cao khoảng 0.5m. Khi cầu sắp rơi xuống, sử dụng mu bàn chân trước tâng cầu cao lên khoảng 0.5m và tiếp tục vòng lặp như vậy. Trong trường hợp cầu rơi xa vị trí bạn đứng thì nên vươn chân ra hoặc di chuyển ra để tiếp cầu và tâng cầu. 

kỹ thuật đá cầu

Các bước tâng cầu bằng mu bàn chân

4. Các cách tấn công để nhanh chóng ghi điểm nhất

  • Kỹ thuật đánh đầu:

Mục đích của cách tấn công này là để khiến đối phương khó xác định phương hướng cầu rơi, đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới trên sân của mình. 

  • Kỹ thuật bạt cầu: 

Kỹ năng này khá khó, tuy nhiên nếu bạn sử dụng đúng thì động tác sẽ cực kỳ đẹp mắt và ghi điểm tuyệt đối. 

  • Kỹ thuật móc cầu: 

Khi thực hiện động tác này, cầu rơi nhanh từ trên cao xuống mà đối phương gần như không có cơ hội để đỡ đầu mà chỉ còn cách nhảy lên để chắn cầu. 

Động tác này cần có sự kết hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người nhảy móc cầu. Để động tác được thực hiện chuẩn, người nhảy cầu cần có sức bật tốt, cổ chân dẻo dai và có thời điểm tốt để pha móc cầu được nhanh và hiểm nhất. 

kỹ thuật đá cầu

Kỹ thuật móc cầu tương đối khó nhưng dễ dàng nhanh chóng để ghi điểm 

  • Kỹ thuật chuyền cầu: 

Để chân rộng bằng vai, chân thuận đá từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. Khi kết thúc chân thuật tiếp đất và chuẩn bị cho các kỹ thuật khác.  

IV. Luật đá cầu trong thi đấu chuyên nghiệp

1. Kích thước sân đá cầu

Sân thi đấu có hình chữ nhật phẳng. Tính đến đường giới hạn, sân có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 11.88m và 6.10m. 

Theo quy luật mới nhất thì có 2 loại đường giới hạn, đó là đường phân đôi và đường giới hạn khu vực tấn công. Ở loại đường phân đôi sân thì sân đấu được chia làm 2 phần bằng nhau. Đối với giới hạn khu vực tấn công sẽ chạy song song với đường phân đôi sân và cách một khoảng 1.98m. 

2. Quy định về lưới

Lưới phục vụ cho thi đấu đá cầu phải có độ rộng 0.75m và độ dài tối thiểu 7.1m. Các mắt lưới giống hình vuông với kích thước là 0.016m x 0.019m. Lưới được giữ căng phần mép trên và mép dưới bằng dây. 

Quy định chiều cao của lưới tùy thuộc vào mỗi đối tượng khác nhau. Đối với nam chiều cao lưới là 1.5m, với nữ là 1.6m, với thiếu niên là 1.4m và với nhi đồng là 1.3m. 

3. Cầu

Cầu đá Việt Nam trong thi đấu có chiều cao là 0.131m, rộng 0.06m. Trọng lượng trung bình là 14g. 

4. Đấu thủ

Luật đá cầu đơn, mỗi đội 1 đấu thủ

Luật đá cầu đôi, mỗi đội 2 đấu thủ

Luật đá đấu đội, mỗi đội 3 đấu thủ.

Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, tối đa mỗi đội có 9 người, tối thiểu là 6 người. Thứ tự thi đấu theo đơn, đôi, đội, đôi, đơn. Mỗi người chỉ được phép đấu không quá 2 nội dung. 

5. Trang phục luyện tập phù hợp

Trang phục thi đấu được yêu cầu là quần áo thể thao và giày có thể là giày thể thao hoặc giày thi đấu chuyên dụng sao cho trang phục vừa vặn với cơ thể, tạo cảm giác thoải mái, giúp bạn dễ dàng di chuyển.  

kỹ thuật đá cầu

Trang phục thường thấy trong thi đấu đá cầu là áo quần thể thao và giày chuyên dụng 

6. Các lỗi

  • Lỗi của bên phát cầu:

– Người đang thực hiện động tác phát cầu nhưng chân giẫm vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn. 

– Phát cầu không qua lưới, bị chạm lưới 

– Trước khi qua sân đối thủ cầu bị chạm vào đồng đội hoặc các vật khác 

– Cầu bay qua lưới nhưng rơi ra khỏi vị trí sân đấu 

– Trong thời hạn tối đa 5 giây, người phát cầu có dấu hiệu trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất.

  • Lỗi của bên đỡ phát cầu:

– Gây ảnh hưởng, làm mất tập trung đối với đấu thủ

– Chạm chân vào đường giới hạn khi đối thủ đang phát cầu

– Khi đỡ cầu thì cầu bị dính hoặc lăn vào cơ thể

  • Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:

– Đấu thủ chạm cầu khi đang đá bên sân đối phương

– Cầu chạm cánh tay

– Cầu bị dừng hoặc giữ ở phần đầu, tay, giữa 2 chân, trên người. 

– Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài, phần sân đối phương

– Cầu vượt phạm vi thi đấu như trần nhà, mái nhà,…  

7. Hệ thống tính điểm

kỹ thuật đá cầu

Điểm tối đa cho mỗi hiệp đấu là 25 điểm 

– Nếu một bên giao cầu lỗi thì bên đối phương được tính điểm và và giành quyền giao cầu. 

– Điểm thắng của trận đấu là 21, trong trường hợp hòa là 20 – 20 thì sẽ phát cầu luân lưu cho đến khi cách biệt 2 điểm thì trận đấu mới kết thúc. 

– Mỗi trận đấu được chia làm 2 hiệp đấu và nghỉ giải lao 2 phút. Trong trường hợp mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ tổ chức hiệp thứ 3 để tranh thắng thua, điểm thắng của hiệp này là 15. Nếu hoà 14 – 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc. 

– Ở hiệp đấu thứ 3, khi một bên dẫn trước 8 điểm thì 2 bên sẽ đổi sân.

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn những  cơ bản dành cho người mới bắt đầu, cũng như toàn bộ kích thước sân đấu và điều luật trong thi đấu đá cầu. Hy vọng qua đây, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức để trải nghiệm môn đá cầu tốt nhất. 

Nếu bạn muốn tìm mua các dụng cụ thi đấu đá cầu hay các thiết bị thể thao trường học, hãy liên hệ với Nam Việt Sport qua website thethaonamviet.vn và hotline 0888 822 866 – 0934 966 860 để được nhân viên hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *