Hướng dẫn tư thế chuẩn bị trong bóng chuyền và kỹ thuật chơi

tu the chuan bi trong bong chuyen

Khi trận đấu bắt đầu, mỗi cầu thủ cần thực hiện tư thế chuẩn bị để đón nhận bóng. Vậy tư thế chuẩn bị trong bóng chuyền là như thế nào? Trong bóng chuyền cần những tư thế và kỹ thuật nào khác hay không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài tham khảo dưới đây.

tu the chuan bi trong bong chuyen

1. Tư thế chuẩn bị

Tư thế chuẩn bị khi chơi bóng chuyền là người chuẩn bị, khum xuống ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng vai hoặc hơn vai một tí, co hai tay tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát kỹ đường bóng. Khi người chơi xác định được chính xác điểm rơi của bóng thì đưa hai tay ra đỡ bóng. 

2. Các động tác kỹ thuật khi chơi bóng chuyền

2.1. Tư thế cơ bản trong bóng chuyền và các bước di chuyển

tu the chuan bi trong bong chuyen

– Tư thế cơ bản:

Trong thi đấu bóng chuyền, tư thế cơ bản bao gồm tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng. Tư thế chuẩn bị là tư thế của cầu thủ để quan sát và phán đoán đường đi của bóng để kịp thời di chuyển đến vị trí của bóng.

Tư thế đánh bóng là tư thế được hình thành ngay khi di chuyển đến bóng hoặc từ tư thế chuẩn bị chuyển sang. Tư thế đánh bóng bao gồm: Chuyền bóng thấp tay, cao tay, chắn bóng, đập bóng. Tùy theo đặc điểm, tính chất, đường đi của bóng mà cầu thủ sẽ chọn tư thế đánh bóng phù hợp.

– Các bước di chuyển:

Các bước di chuyển trong thi đấu là việc các cầu thủ di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác bằng các cách: Đi, nhảy, chạy, lăn ngã sao cho bắt kịp đường đi của bóng.

2.2. Hướng dẫn chuyền bóng cao tay (chuyền bước 2)

tu the chuan bi trong bong chuyen

Tư thế chuẩn bị của người chuyền bóng là chân trước, chân sau, trọng lượng dồn vào chân trước. Nếu bóng được chuyền từ phía trước thì bước chân phải bước lên và ngược lại. 

Khi bóng tới gần, hai chân phối hợp bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên trên, sau đó duỗi mạnh tay đẩy bóng di chuyển theo hướng mình muốn. Để bóng đi theo đúng hướng, hai lòng bàn tay phải đặt vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra.

2.3. Hướng dẫn chuyền bóng thấp tay (chuyền bước 1)

tu the chuan bi trong bong chuyen

Chuyền bóng thấp tay là kỹ thuật sử dụng cẳng tay để chuyền bóng đi. Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ được dùng để đỡ đập bóng, phát bóng và cứu bóng. Đệm bóng gồm các kỹ thuật chính: Đệm bằng một tay, đệm bằng hai tay và lăn ngã cứu bóng; dùng chân hoặc thân người đỡ bóng.

2.4. Kỹ thuật phát bóng cao tay

tu the chuan bi trong bong chuyen

– Tư thế chuẩn bị: Cầu thủ đứng mặt quay vào lưới, mũi chân trái thẳng góc với đường biên ngang, chân phải đặt phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều cả hai chân, tay trái cầm bóng.

– Tung bóng: Tay trái cầm bóng đưa lên ngang tầm mặt sau đó tung lên cách đầu khoảng 80cm đến 100cm. 

– Vung tay đánh bóng: Lúc tay trái tung bóng, tay phải đồng thời co lại, đưa ra phía sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng rơi đến tầm tay thì đánh mạnh vào bóng từ phía sau.

2.5. Kỹ thuật chắn bóng

tu the chuan bi trong bong chuyen

Sau khi phát bóng xong thì cầu thủ hàng trê chuẩn bị chắn bóng, đứng cách lưới từ 0,25m – 0,35m. Quan sát kỹ và phán đoán trước đường bóng. Sau khi xác định được vị trí để nhảy, hai chân đứng song song nhau, hai tay co lên phía trước để chuẩn bị nhảy.

Nhảy và chắn bóng: Quan sát kỹ hoạt động của đối thủ đập bóng để nhảy chắn bóng đúng thời điểm và chính xác.

2.6. Hướng dẫn đập bóng theo phương lấy đà

tu the chuan bi trong bong chuyen

Đập bóng là hình thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Để đập bóng ăn điểm, yêu cầu cầu thủ phải có kỹ thuật tốt, đập được nhiều hướng trong nhiều tình huống khác nhau.

Đặc biệt khi rơi xuống sau khi đập xong, cầu thủ không được lao người về phía trước. Vì sẽ dễ chạm vào sân đối phương và bị mất điểm.

3. Những quy định của Luật bóng chuyền

3.1. Đội bóng

Mỗi đội tối đa 12 vận động viên (6 cầu thủ thi đấu và 6 cầu thủ dự bị), 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, và một bác sĩ.

Chỉ có các cầu thủ đã đăng ký mới được phép vào sân và thi đấu. Khi huấn luyện viên và đội trưởng đã tiến hành ký vào biên bản thi đấu thì không được thay đổi nữa.

3.2. Thể thức thi đấu

Mỗi đội sẽ được một điểm khi:

  • Bóng rơi vào sân đối phương;
  • Đội đối phương phạm lỗi
  • Đội đối phương bị phạt

– Phạm lỗi: Đội nào có hành động sai luật hoặc phạm luật bằng thì bị trọng tài thổi còi phạm lỗi, xem xét mức phạm lỗi và quyết định phạt.

– Thắng một hiệp: Đội nào giành được 25 điểm trước sẽ thắng hiệp đó. Trường hợp hai bên hoà 24-24 thì phải đấu tiếp đến khi nào hai đội cách nhau 2 điểm.

– Thắng một trận: Đội nào thắng 3 hiệp sẽ là đội thắng của trận đấu. Trường hợp hòa 2-2, hiệp quyết định sẽ đánh đến 15 điểm và hai đội phải cách nhau ít nhất 2 điểm.

– Khi đội bỏ cuộc hoặc đội hình không đủ người đấu:

  • Nếu đội từ chối không đấu thì đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc sẽ chịu thua với kết quả toàn trận 0 –3.
  • Nếu có mặt không đúng giờ mà không có lý do chính đáng thì bị tuyên bố là bỏ cuộc và bị xử thua cuộc với kết quả toàn trận 0-3.
  • Nếu đội không đủ đội hình thi đấu trong một hiệp hoặc một trận hiệp hoặc trận đó bị tuyên thua thì đội đối phương sẽ được thêm điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp trong trận đó. 

4. Đơn vị cung cấp dụng cụ bóng chuyền tiêu chuẩn  

Dụng cụ bóng chuyền là yếu tố quan trọng của một trận đấu nên việc lựa chọn đơn vị cung cấp dụng cụ bóng chuyền uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng là điều vô cùng cần thiết.

Nam Việt Sport là đơn vị chuyên phân phối, nhập khẩu, cung cấp dụng cụ bóng chuyền chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các sản phẩm tại đây đều có chứng nhận quốc tế, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về dụng cụ bóng chuyền, có thể liên hệ tới Nam Việt Sport qua hotline 0888 822 866 – 0934 966 860 hoặc ghé website thethaonamviet.vn để nhận được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *