Nhận biết chấn thương khi tập boxing và cách phòng tránh

chấn thương khi tập boxing

Trong môn thể thao boxing, việc gặp chấn thương là không thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, sự hiểu biết và áp dụng các biện pháp phòng tránh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương đáng kể. Bài viết này Nam Việt Sport sẽ chia sẻ cho bạn cách nhận biết chấn thương khi tập boxing và các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Những chấn thương khi tập boxing thường gặp

Trong quá trình tập luyện boxing, không tránh khỏi việc gặp phải nhiều loại chấn thương do tính chất cường độ cao của môn thể thao này.

Dưới đây là một số chấn thương khi tập boxing phổ biến mà người tập luyện có thể gặp phải:

Bong gân

Bong gân là một trong những chấn thương khi tập boxing phổ biến nhất. Khác với các bộ môn thể thao khác, bong gân trong boxing thường xảy ra ở tay hơn là ở chân. Điều này thường do kỹ thuật không chính xác hoặc tốc độ đánh quá nhanh, dẫn đến việc ngón tay không kịp phản ứng. Việc này sẽ làm hạn chế luyện tập và sinh hoạt hàng ngày.

Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, nhưng việc quấn băng hoặc sử dụng đồ bảo hộ sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi.

chấn thương khi tập boxing
Bong gân – là một trong những chấn thương khi tập boxing phổ biến nhất

Gãy xương

Chấn thương này thường xảy ra trong các trận đấu và ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau như tay, chân, xương sườn, và các khớp ngón. Các cú đấm nhanh mạnh sẽ gây ra gãy xương, vì vậy việc sử dụng găng tay bảo hộ là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ này.

chấn thương khi tập boxing
Gãy xương khi tập luyện boxing

Chấn thương não bộ

Đây là một trong những chấn thương khi tập boxing nghiêm trọng nhất do các cú đấm thường nhắm vào phần mặt. Dù có các biện pháp bảo hộ nhưng vẫn không thể hoàn toàn ngăn chặn chấn thương đến não bộ.

Các dấu hiệu của chấn thương não bộ sẽ bao gồm chóng mặt, nôn mửa, đau đầu, và mất trí nhớ tạm thời. Trong trường hợp nặng sẽ làm chấn thương sọ não đe dọa tới tính mạng của người chơi.

chấn thương khi tập boxing
Chấn thương não bộ là một trong những chấn thương khi tập boxing nghiêm trọng

Chấn thương phần mềm – rách da

Rách da và trầy xước là những chấn thương nhẹ nhàng khi tập boxing nhưng thường gặp trong khi tham gia vào môn thể thao boxing.

Đối với những người tập luyện và thi đấu, việc này là không tránh khỏi do sự tiếp xúc thường xuyên với các va chạm và cú đấm. Các vùng dễ bị tổn thương bao gồm mặt, cổ và cánh tay, vì đây là những phần của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đối thủ hoặc vật thể khác.

Việc đeo găng tay bảo hộ là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương này. Găng tay không chỉ bảo vệ đôi tay của bạn khỏi những tác động mạnh mẽ mà còn giảm thiểu sự ma sát trực tiếp trên da, từ đó giảm nguy cơ trầy xước và rách da.

Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh và khử khuẩn găng tay sau mỗi buổi tập luyện hoặc trận đấu là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe liên quan.

chấn thương khi tập boxing
Rách da là chấn thương khi tập boxing nhẹ nhàng, không đau đớn

Chấn thương hàm

Các cú đấm mạnh vào mặt có thể gây ra các chấn thương cho hàm như nứt, vỡ, hoặc gãy răng. Việc đeo đồ bảo hộ răng là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để bảo vệ hàm và răng khỏi tổn thương. Tuy nhiên, mặc dù có đeo đồ bảo hộ, các cú đấm vẫn sẽ gây ra chấn thương cho hàm và cần phải được điều trị kịp thời để tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn.

chấn thương khi tập boxing
Bị chấn thương hàm sau khi chơi boxing

Làm gì để hạn chế chấn thương khi tập boxing?

Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi tập boxing, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Học kỹ thuật đúng: Việc học và thực hành các kỹ thuật đúng cách là vô cùng quan trọng. Bạn cần thực hiện đúng các động tác đấm, né tránh và phòng thủ để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Tập phòng thủ: Luyện tập các kỹ thuật phòng thủ như lùi ra xa, tiến lên phía trước và chạy vòng quanh giúp bạn né tránh các đòn tấn công của đối thủ.
  • Quấn băng đa chính xác: Việc quấn băng đa là một phần quan trọng trong việc bảo vệ khớp tay và cổ tay. Chúng cũng giúp giảm nguy cơ bong gân, gãy xương và trật khớp.
  • Thực hiện các bài tập kéo duỗi: Tập các bài tập kéo duỗi hàng ngày giúp giãn cơ và dây chằng, từ đó giảm nguy cơ bong gân và căng cơ.
chấn thương khi tập boxing
Sử dụng đồ bảo hộ để hạn chế chấn thương khi tập boxing

Sử dụng đồ bảo hộ: Đây là một biện pháp quan trọng để hạn chế chấn thương khi tập boxing. Có thể kể đến găng tay boxing đây là một phần bảo hộ không thể thiếu cho võ sĩ. Chúng giúp bảo vệ tay và người khỏi chấn thương trong quá trình đấm và bị đấm. Việc sử dụng găng tay boxing cũng giúp tăng lực đấm và tạo cảm giác thoải mái và tự tin hơn cho võ sĩ.

Hiện các sản phẩm này đang được bán chính hãng tại Nam Việt Sport – một địa chỉ đáng tin cậy để mua sắm các dụng cụ và đồ bảo hộ cho môn thể thao boxing. Liên hệ ngay với Nam Việt Sport để sở hữu sản phẩm chất lượng, có giá thành tốt cho mình.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ được cách phòng tránh chấn thương khi tập boxing đảm bảo an toàn cho bản thân khi tập luyện và thi đấu. Đừng quên liên hệ với Nam Việt Sport qua hotline 0888.822.866 – 0934 966 860 để được tư vấn thêm về các bài tập và chọn dụng cụ tập luyện boxing tốt nhất phù hợp với nhu cầu của bạn.